Lâm cảnh khốn cùng 10 năm đội đơn kêu cứu vì Chi cục Thi hành án Củ Chi bán đất “giá bèo”?

Doanh nghiệp đã nộp tiền thi hành án để giải chấp lô đất, song Chi cục Thi hành án Củ Chi vẫn “âm thầm” đấu giá 1,7 tỷ, khi giá thị trường lên tới hàng chục tỷ.
Thu hồi nợ: Vì sao xã hội đen “ăn đứt” thi hành án? Nghiêm cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi bảo vệ, cưỡng chế thi hành án dân sự

Trả hết nợ vẫn bị “xiết” tài sản

Vừa qua, Báo Công Thương nhận được phản ánh của doanh nhân Nguyễn Văn Tuyển, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Anh Luân, ngụ tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi. Trong đơn, ông Tuyển cùng vợ là bà Trần Thị Ngọc Xuyến cho biết: Năm 2012, Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Hân Vi (Công ty Hân Vi) vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - Chi nhánh Hòa Bình số tiền 516 triệu đồng.

Vợ chồng ông có ký bảo lãnh cho Công ty Hân Vi khoản vay này bằng việc thế chấp mảnh đất có diện tích hơn 3.000m², xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh mang trên Trần Thị Ngọc Xuyến. Do làm ăn thua lỗ, Công ty Hân Vi không trả được nợ. Đến ngày 30/5/2012, Tòa ánh nhân dân TP. Hồ Chí Minh ban hành Bản án số 733/2012/KDTM-ST buộc ông Tuyển cùng vợ phải trả nợ hết số tiền này cho Ngân hàng Eximbank. Ngày 8/1/2014, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi ra Quyết định 193/QĐ-CCTHA về việc thi hành bản án nêu trên.

Thực hiện nghĩa vụ theo Bản án số 733/2012/KDTM-ST vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển đã nhiều lần nộp tiền cho Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi theo từng giai đoạn. Đến ngày 22/01/2016, ông Tuyển đã nộp tiền thi hành án để giải chấp lô đất đúng theo quy định pháp luật, hoàn tất nghĩa vụ trả nợ.

Lâm cảnh khốn cùng 10 năm đội đơn kêu cứu vì Chi cục Thi hành án Củ Chi bán đất “giá bèo”?
Vợ chồng ông Tuyển bên mảnh đất đứng tên bà Xuyến bị cưỡng chế, kê biên dù đã nộp hết tiền thi hành án

Đáng nói, ông Tuyển cho rằng: “Tôi đã nộp tiền thi hành án để giải chấp lô đất đúng theo quy định của pháp luật. Lẽ ra, tôi nộp số tiền này cho ngân hàng nhưng ông Nguyễn Hữu Phước, chấp hành viên thụ lý vụ án, hướng dẫn chúng tôi nộp tại Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi để được hưởng một số quyền lợi. Ngày 22/01/2016, tôi đã nộp đủ tiền dứt nợ với ngân hàng. Tuy nhiên, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi lại không trả ngân hàng ngay mà để đến ngày 29/01/2016 mới chuyển cho ngân hàng, khiến cho chúng tôi bị coi là chậm trả tiền cho ngân hàng theo Quyết định thi hành án của chính Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi”.

Vậy nhưng, dù vợ chồng ông Tuyển đã trả nợ đầy đủ tuy nhiên, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi vẫn đem mảnh đất đứng tên bà Xuyến ra bán đấu giá trước sự trước sự bất ngờ của vợ chồng ông Tuyển. Và đặc biệt, trong khi giá trị thực của mảnh đất tại thời điểm đó đã lên đến con số hàng chục tỷ đồng nhưng lại chỉ được đấu với giá rất "bèo"…1,7 tỷ đồng.

Cụ thể, ngày 28/01/2016 (ngày 22/01/2016, ông Tuyển đã nộp đủ tiền), Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi có Văn bản số 1047/TB-CCTHA gửi ngân hàng mời tham gia đấu giá mảnh đất kể trên. Trong văn bản này, chấp hành viên ghi rõ: Trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc (ngày 02/02/2016), người phải thi hành án (Công ty Hân Vi; ông Nguyễn Văn Tuyển, bà Trần Thị Ngọc Xuyến, có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá.

Nhưng trước đó 1 ngày, chiều 2/2/2016, miếng đất này đã bị Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi đem bán đấu giá với giá chỉ 1,7 tỷ đồng dù phía ngân hàng đã có văn bản khẳng định tiền gia đình tôi đã nộp cho thi hành án. Như vậy, việc Chi cục tổ chức đấu giá mảnh đất của tôi là không đúng quy trình và trái quy định của pháp luật” – ông Tuyển bức xúc cho biết.

Mập mờ trình tự thủ tục để thi hành án hay chiếm đất?

Được biết, trong trả lời của Ngân hàng Eximbank khẳng định, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi cho rằng ngoài nghĩa vụ thi hành Bản án số 733/2012/KDTM-ST với Eximbank, ông Tuyển, bà Xuyến còn phải thi hành nghĩa vụ dân sự theo các bản khác của Tòa án.

Vậy nhưng theo ông Tuyển tài sản bị đưa ra bán đấu giá là tài sản riêng của bà Xuyến chỉ cam kết để bảo lãnh cho khoản vay đối với Ngân hàng Eximbank và đã trả xong, nhưng lại được đem đi thi hành án cả của Công ty Anh Luân và cá nhân ông Tuyển. Cụ thể, ngày 29/12/2014, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi ban hành Quyết định số 36/QĐ-CCTHA cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất. Tại quyết định này, Chi cục Thi hành án đã căn cứ vào rất nhiều quyết định, bản án khác nhau để kê biên mảnh đất hơn 3.000m2 đứng tên cá nhân bà Xuyến. Vì vậy, ông Tuyển cho rằng, Quyết định số 36 là hoàn toàn trái quy định của pháp luật, không thực hiện đúng trình tự, thủ tục về kê biên tài sản.

Lâm cảnh khốn cùng 10 năm đội đơn kêu cứu vì Chi cục Thi hành án Củ Chi bán đất “giá bèo”?
Quyết định số 36 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi cưỡng chế kê biên quyền sử dụng mảnh đất hơn 3000m2 đứng tên bà Xuyến để làm căn cứ thi hành nhiều bản án khác nhau

Ông Tuyển nêu ra căn cứ tại điểm c, khoản 2, Điều 24 Nghị định 62/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định: Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng thì chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong hộ gia đình biết. Song theo ông Tuyển cho biết, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa nhận được bản chính Quyết định số 36. Đến ngày 12/3/2020, gia đình mới nhận được bản trích lục phô tô.

Đồng thời, ông Tuyển còn phản ánh cho biết: Ngày 16/5/2013, Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc ngăn chặn chuyển dịch tài sản đối với mảnh đất kể trên để thi hành Bản án số 733/KDTM-ST. Tại thông tin chi tiết ngăn chặn của Sở Tư pháp cũng chỉ để bảo đảm thi hành Bản án số 733/KDTM-ST mà hoàn toàn không liên quan đến bản án dân sự nào khác.

Bên cạnh đó, ông Tuyển còn cho biết, Chi cục Thi hành án Củ Chi đã “mờ ám” dùng số tiền 1,7 tỷ đồng bán đấu giá mảnh đất để thi hành cho Bản án 66/2012/QĐST-DS là một bản án khác về khoản nợ riêng của cá nhân ông Tuyển và ông Dương Chí Dũng và không liên quan đến Bản án số 773. Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi sau khi bán đấu giá cũng chưa giải trình cụ thể chi vào khoản nào, không tất toán dứt điểm cho gia đình ông Tuyển.

Ông Tuyển còn cho hay: “Chấp hành viên Nguyễn Hữu Phước, lập khống số tiền 495.085.956 đồng, theo Hóa đơn số AD/2011/09123 ngày 4/11/2016, để trả nợ cho ông Dương Chí Dũng, nhưng thực tế ông Dũng không kí, không nhận số tiền này. Giữa ông Tuyển và ông Dũng đã có biên bản thỏa thuận giải quyết, các bên đã giải quyết xong từ năm 2005 đến năm 2019".

Ngoài ra, ông Tuyển còn cho biết, vào thời điểm năm 2016: “Tôi và bà Xuyến còn sở hữu gần 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nhưng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi không kê biên cưỡng chế những tài sản này, mà lại cưỡng chế kê biên, tổ chức bán đấu giá đối với tài sản không còn để thi hành án, là thi hành luật hay cố tình chiếm đất của công dân?”.

Gần 10 năm kêu cứu – bao giờ được giải quyết?

Suốt gần 10 năm qua, ông Tuyển từ người doanh nhân đang điều hành một doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho các hoạt động an sinh, đền ơn đáp nghĩa của địa phương nay rơi vào cảnh khốn cùng, điêu đứng, phải dừng lại tất cả để đi “gõ cửa” cầu cứu khắp nơi từ cấp tỉnh đến tận Trung ương mong tìm được công lý, lẽ phải.

Sau hàng trăm lá đơn kêu cứu, ngày 30/8/2016, Ủy ban Tư pháp Quốc hội Khóa XIV đã có văn bản gửi Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh về việc chuyển đơn tố cáo để xử lý theo thẩm quyền.

Tiếp đến ngày 21/5/2020, Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) có báo cáo kết quả giám sát về công tác tiếp công dân, cùng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2019 tại Bộ Tư pháp, liên quan đến 5 vụ việc trong đó vụ việc của ông Tuyển và bà Xuyến. Đoàn giám sát kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ đạo, khẩn trương giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thông báo kết quả đến các cơ quan của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội và Đoàn giám sát.

Lâm cảnh khốn cùng 10 năm đội đơn kêu cứu vì Chi cục Thi hành án Củ Chi bán đất “giá bèo”?
Văn bản chuyển đơn của Ủy ban Tư pháp Quốc hội tới các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ việc từ năm 2016

Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp có Văn bản số 06/TCTHADS-GQKNTC, yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh kiểm tra, xác minh, rà soát lại toàn bộ nội dung tố cáo của đương sự, giải quyết và chỉ đạo giải quyết, báo cáo kết quả về Tổng cục.

Từ đầu năm 2022 đến nay, UBND huyện Củ Chi đã ban hành 4 văn bản chỉ đạo, đề nghị Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi khẩn trương giải quyết dứt điểm vụ việc, báo cáo UBND huyện.

Đến ngày 17/5/2022, Cơ quan điều tra thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã có Văn bản số 1505-VKSNDTC-C1 gửi Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh chuyển đơn của công dân để kiểm sát theo thẩm quyền.

Gần đây nhất là ngày 28/9/2022, UBND huyện Củ Chi cũng đã có công văn chỉ đạo, trong đó nêu rõ: Đề nghị Chi cục Thi hành án dân sự huyện khẩn trương xem xét, giải quyết dứt điểm vụ việc theo quy định của pháp luật... không để vụ việc kéo dài, gây bức xúc cho người dân.

Ngày 25/10/2022, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Củ Chi cũng đã có giấy thông báo về việc chuyển đơn của gia đình ông Tuyển đến Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi để giải quyết theo thẩm quyền… Song những chỉ đạo mọi cấp, mọi cơ quan dường như vẫn chỉ nằm trên giấy khi Chi cục Thi hành án huyện Củ Chi vẫn không giải quyết dứt điểm.

Lâm cảnh khốn cùng 10 năm đội đơn kêu cứu vì Chi cục Thi hành án Củ Chi bán đất “giá bèo”?
Ông Nguyễn Văn Tuyển làm việc với cơ quan kiểm sát liên quan tới vụ việc. Ảnh ông Tuyển cung cấp

Quá bức xúc trước những dấu hiệu “mập mờ”, khuất tất trong việc tổ chức bán đấu giá tài sản là mảnh đất hơn 3.000m2 của gia đình, ngày 14/11/2022, ông Tuyển đã làm đơn tố giác chấp hành viên Nguyễn Hữu Phước ra các cơ quan chức năng vì cho rằng đã cố tình tổ chức bán đấu giá tài sản không còn để thi hành án, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.

Được biết, trả lời một số cơ quan báo chí về sự việc này, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Chi cục trưởng (thời điểm đó, nay đã chuyển công tác) và ông Nguyễn Hữu Phước, chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi đều cho rằng đã thực thi công vụ đúng quy định.

Sự việc gây bức xúc dư luận trong thời gian dài, có thể xói mòn niềm tin của công dân về sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật, vì vậy, đề nghị các cơ quan chức năng, trực tiếp là Cục Thi hành án TP. Hồ Chí Minh sớm kiểm tra, chỉ đạo làm rõ, xử lý nghiêm minh, dứt điểm vụ việc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân.

Phản án trên báo chí, Luật sư Trần Thị Ngọc, Văn phòng Luật sư Đỗ Trần và Cộng sự (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: “Việc thi hành án đã được hai bên thỏa thuận giải quyết. Tuy nhiên, sau khi đã thanh toán hết nợ mà thi hành án vẫn phát mại tài sản mà không thông báo cho đương sự là sai vì theo Nghị định hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự (Điều 25 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015): Thẩm định giá phải báo cho đương sự biết và thỏa thuận với đương sự về việc phải định giá tài sản. Như vậy nếu chỉ bán 1,7 tỷ đồng mà giá trị 10 tỷ đồng và đương sự không biết là thi hành án đã sai. Bên cạnh đó, vợ chồng ông Nguyễn Như Tuyển đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm thanh toán cho phía ngân hàng mà chấp hành viên vẫn tổ chức bán đấu giá tài sản đối với tài sản không còn để thi hành án là có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Cụ thể ở đây là Điều 281 Bộ luật Hình sự quy định về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Đỗ Nga - Thế Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Cục Thuế tỉnh Lào Cai thông tin, Chi cục Thuế khu vực Lào Cai – Mường Khương vừa thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế
Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Công ty TNHH MTV Lê Phước Lợi và Công ty TNHH MTV Kim Bảo Thanh vừa bị cơ quan thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Nợ thuế hơn 104,6 tỷ đồng, Chi nhánh Công ty CP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu tại Cần Thơ bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.
Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Sáng ngày 26/12/2024, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa xét xử các bị cáo Trịnh Văn Chiến, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa và 10 đồng phạm khác.
Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Công ty TNHH thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên bị cơ quan thuế tỉnh Thanh Hóa cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Họ đẽo gọt, phù phép biến xương trâu, bò… thành xương hổ; họ tống thuốc tân dược rẻ tiền vào để tạo sự hưng phấn – đó là những tiết lộ từ “giáo sư” cao hổ.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Công ty cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ Cảng Mỹ Xuân vừa bị Chi cục Thuế thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) ra quyết định cưỡng chế thuế với số tiền hơn 17 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết, tính đến ngày 30/11/2024, Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế quá hạn hơn 152,2 tỷ đồng.
Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ “phóng hỏa quán cà phê ở số 258 đường Phạm Văn Đồng”, gây hoang mang dư luận.
Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát

Công ty TNHH Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát bị Cục Thuế tỉnh Nghệ An cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế hơn 8 tỷ đồng.
Yên Bái: Ngừng sử dụng hoá đơn Công ty VINASAN, Công ty Cường Thịnh do nợ thuế

Yên Bái: Ngừng sử dụng hoá đơn Công ty VINASAN, Công ty Cường Thịnh do nợ thuế

Công ty TNHH sản xuất và thương mại VINASAN và Công ty CP Cường Thịnh bị cơ quan thuế tỉnh Yên Bái cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Quảng Ngãi: Những sở ngành, địa phương nào thuộc diện thanh tra năm 2025?

Quảng Ngãi: Những sở ngành, địa phương nào thuộc diện thanh tra năm 2025?

Tỉnh Quảng Ngãi dự kiến sẽ thực hiện 132 cuộc thanh tra trong năm 2025. Trong đó, Thanh tra Sở Công Thương tỉnh sẽ thực hiện 16 cuộc thanh tra chuyên ngành.
Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Nợ thuế hơn 3 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư và Phát triển giáo dục thế giới kỹ thuật Đồng Tháp vừa bị cơ quan thuế cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản.
Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Cục Thuế tỉnh Sơn La vừa công khai danh sách 59 người nộp thuế nợ tiền thuế với số tiền hơn 17 tỷ đồng đến thời điểm 30/11/2024.
Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Cơ quan thuế tỉnh Lào Cai vừa ban hành quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

3 doanh nghiệp nợ thuế tại thành phố Vũng Tàu bị cơ quan thuế Bà Rịa - Vũng Tàu cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?

Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?

Chuyên gia pháp lý cho rằng, việc cơ quan công an xử lý hình sự người chồng về hành vi đập phá tài sản của vợ ở Quảng Ninh là vụ việc khá hy hữu.
Thanh Hoá: Xử phạt Công ty Cổ phần Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa

Thanh Hoá: Xử phạt Công ty Cổ phần Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa

Công ty Cổ phần Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa vừa bị Thanh tra Sở Công Thương Thanh Hóa xử phạt vì vi phạm trong quá trình hoạt động.
Tiktoker Dưỡng Dướng Dường tiếp tục bị phạt

Tiktoker Dưỡng Dướng Dường tiếp tục bị phạt

Sau khi bị phạt vì bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, Tiktoker Dưỡng Dướng Dường tiếp tục bị phạt do đăng tin sai sự thật, xúc phạm người khác.
Cần Thơ: Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Trung Sơn

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Trung Sơn

Nợ thuế hơn 38,7 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Trung Sơn bị Cục Thuế thành phố Cần Thơ cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Bạc Liêu: Công ty Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế thuế

Bạc Liêu: Công ty Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế thuế

Nợ thuế gần 2,4 tỷ đồng, Công ty CP Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ bị Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu Thơ cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
Phú Quốc: Đầu tư tiền tỷ cải tạo vườn hoang, bị kiến nghị phạt tội huỷ hoại đất

Phú Quốc: Đầu tư tiền tỷ cải tạo vườn hoang, bị kiến nghị phạt tội huỷ hoại đất

Nhà đầu tư bỏ tiền tỷ ra cải tạo vườn hoang đứng trước nguy cơ phá sản, vì bị UBND phường Dương Đông (Phú Quốc) kiến nghị xử lý về hành vi hủy hoại đất.
Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 1: Những toán người bí ẩn trong ngôi nhà cổ

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 1: Những toán người bí ẩn trong ngôi nhà cổ

Những nồi cao hổ bạc tỷ là thực hay ảo? Có hay không một ‘thị trường cao hổ’? Phóng viên Báo Công Thương đã nhập cuộc tìm hiểu thực trạng này!
Thanh tra TP. Hồ Chí Minh: Công ty Công Ích quận 7 thu lợi gần 6 tỷ đồng không đúng quy định

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh: Công ty Công Ích quận 7 thu lợi gần 6 tỷ đồng không đúng quy định

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh kết luận, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 7 đã thu lợi gần 6 tỷ đồng từ việc cho thuê đất không đúng quy định.
Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm vụ tưới xăng đốt quán cà phê khiến 11 người tử vong

Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm vụ tưới xăng đốt quán cà phê khiến 11 người tử vong

Sáng 19/12, UBND TP. Hà Nội có Văn bản số 4277/UBND-NC, chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại 258 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động