Chủ nhật 20/04/2025 22:32

Lãi suất huy động lao dốc, giảm 7 lần trong 1 tháng

Đã có 25 ngân hàng giảm lãi suất huy động, đưa mức lãi suất về thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây; có ngân hàng giảm tới 7 lần trong 1 tháng qua.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước sáng 26/3 cho biết, từ ngày 25/2 đến nay, đã có 24 ngân hàng thương mại trong nước điều chỉnh giảm lãi suất gồm: Bản Việt, Hàng Hải, Việt Nam Thương Tín, Sài Gòn công thương, Quốc tế, Bảo Việt, Kiên Long, Bắc Á, Việt Á, Thịnh Vượng và Phát triển (PGbank), Xuất nhập khẩu, Lộc phát, Nam Á, Sài Gòn Hà Nội (SHB), Quốc dân (NCB), VCBNeo, BIDV, Techcombank, Công nghệ số Vikki, Việt Nam Hiện đại (MBV), Phương Đông (OCB), VietinBank, An Bình. Và gần nhất là ngày 25/3, Agribank giảm 0,1% lãi suất các kỳ hạn từ 1 - 5 tháng tiền gửi cho khách hàng cá nhân.

Trong 1 tháng qua có nhiều ngân hàng thực hiện giảm lãi suất nhiều hơn 2 lần, thậm chí 4 - 7 lần ở nhiều kỳ hạn và chương trình thu hút tiền gửi. Đơn cử như: KienlongBank giảm 4 lần lãi suất với khách hàng cá nhân, tiền gửi online, tiền gửi tại quầy, mức giảm từ 0,2 - 1,05%/năm tùy kỳ hạn. Hay Eximbank có tới 7 lần giảm lãi suất, mức giảm từ 0,1 - 0,8%/năm tùy kỳ hạn và chương trình.

Trong vòng 1 tháng đã có 25 ngân hàng giảm lãi suất huy động, đưa mức lãi suất về thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Ảnh: Duy Minh

Theo giới phân tích tài chính, xu hướng giảm lãi suất trong thời gian gần đây đã cho thấy sự dồi dào của thanh khoản hệ thống và định hướng chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) của nhiều ngân hàng vẫn duy trì ở mức an toàn, trong khi nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và cá nhân chưa có sự tăng trưởng mạnh. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì chính sách điều hành linh hoạt, đảm bảo nguồn cung vốn rẻ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Khảo sát trên thị trường cho thấy, một số ngân hàng lớn đã giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 - 12 tháng xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Chẳng hạn, một số ngân hàng quốc doanh niêm yết lãi suất kỳ hạn 12 tháng chỉ còn khoảng 4,5 - 5,5%/năm, trong khi nhóm ngân hàng tư nhân có mức cao hơn nhưng cũng không vượt quá 6%/năm.

Bên cạnh đó, sự sụt giảm của lãi suất huy động cũng phản ánh xu hướng giảm dần của mặt bằng lãi suất cho vay. Một số ngân hàng đã công bố gói tín dụng ưu đãi với lãi suất chỉ từ 6 - 8%/năm nhằm kích thích nhu cầu vay vốn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Giới chuyên gia dự báo, thời gian tới, diễn biến của lãi suất huy động sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tăng trưởng tín dụng, áp lực lạm phát và định hướng chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Và mặt bằng lãi suất có thể tiếp tục ổn định hoặc giảm nhẹ trong ngắn hạn, trước khi có những điều chỉnh phù hợp khi nhu cầu tín dụng tăng trở lại vào nửa cuối năm.

Thuỳ Linh
Bài viết cùng chủ đề: giảm lãi suất

Tin cùng chuyên mục

PVcomBank: Bứt phá chuyển đổi số, thu hút triệu khách hàng mới

VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

Giá vàng đạt 120 triệu đồng/lượng: Nên để tiền vào đâu?

Luật hóa để làm tan cục ‘máu đông’ nợ xấu

Nhiều địa phương tăng thu, ngành thuế tiếp tục 9 nhiệm vụ

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất' vốn ngoại

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Chuyển đổi số ngân hàng: Đối mặt 3 thách thức

Tỷ giá tăng vẫn trong tầm kiểm soát

Doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng

BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm - Kết nối triệu hành trình

Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24