Thứ hai 23/12/2024 00:44

Là điểm ngắm của nhiều nhà sản xuất, ngành da giày có đủ sức mở rộng thị phần?

Ngành da giày Việt Nam liệu có khả năng đón luồng sản xuất đang dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc khi những thách thức về nguyên phụ liệu, xanh hoá đang gắt gao?

Việt Nam hiện là một trong số các quốc gia sản xuất và xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam, Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới về sản xuất giày dép sau Trung Quốc và Ấn Độ với 1,3 tỷ đôi/năm, chiếm 5,4% thị phần và đứng thứ 2 về xuất khẩu giày dép (sau Trung Quốc) với 1,276 tỷ đôi/năm, chiếm 7,3% thị phần.

Năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và trong nước gặp rất nhiều khó khăn, ngành da giày và túi xách của Việt Nam vẫn đứng vững và đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 24 tỷ USD.

Là điểm ngắm của nhiều nhà sản xuất, ngành da giày có đủ sức mở rộng thị phần? (Ảnh: Cấn Dũng)

Sang năm 2024, tình hình thị trường có nhiều khởi sắc hơn, doanh nghiệp da giày trong nước có đơn hàng ngay từ đầu năm, do vậy kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu năm tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023, đạt trên 6,5 tỷ USD.

Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam cho hay, năm 2024 ngành da giày và túi xách Việt Nam dự báo diễn tiến theo hai kịch bản: Kịch bản tốt xuất khẩu đạt 27 tỷ USD, tăng 10%; kịch bản trung bình đạt 25,6 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2023.

Cũng theo lãnh đạo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, ngành da giày đang đứng trước cơ hội rất tốt, nhiều nhà sản xuất đang có ý định chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Bằng chứng, năm 2023, một đối tác tại châu Âu đã dịch chuyển khoảng dưới 20% sản phẩm từ Trung Quốc sang Việt Nam và dự kiến chuyển tiếp 10% trong năm nay. Hay một khách hàng khác từ Mỹ cũng đang dự tính dịch chuyển đơn hàng sản xuất, với khoảng 1 triệu đôi giày sang Việt Nam vào năm nay.

Như vậy có thể thấy, doanh nghiệp da giày Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần khi trở thành “điểm ngắm” của nhiều nhà sản xuất lớn. Sở dĩ Việt Nam hấp dẫn các nhà sản xuất da giày là bởi với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do được ký kết, sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan hấp dẫn, thậm chí về 0%, từ đó sẽ tạo lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường.

Mặt khác, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 với nhiều mục tiêu lớn và chính sách hỗ trợ hấp dẫn cũng là sẽ động lực thu hút nhà đầu tư đến với Việt Nam.

Tuy nhiên, lãnh đạo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cũng nhấn mạnh, đây không phải là miếng bánh dễ ăn. Bởi lẽ, thị trường hiện chưa thực sự phục hồi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi các cuộc xung đột trên thế giới chưa nhìn thấy điểm kết thúc.

Đặc biệt, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) và các vấn đề liên quan thuế môi trường áp dụng ở châu Âu và nhiều đối tác thương mại khác của Việt Nam đã có lộ trình thực thi.

Ngoài ra, sau xung đột Biển Đỏ, thời gian vận chuyển hàng hóa tăng gấp 1,5 lần, chi phí tăng từ 10-20%. Chưa kể, ngành da giày đang phụ thuộc phần lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, bên cạnh tăng chi phí đầu vào, doanh nghiệp còn chịu nhiều rủi ro liên quan đến thời gian giao hàng, chất lượng và chủng loại nguyên phụ liệu.

Theo các chuyên gia, cơ hội mở rộng thị phần cho ngành da giày là có nhưng để trở thành hiện thực, cần cái bắt tay chặt chẽ hơn nữa của cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ trong việc phát triển khâu thượng nguồn, tăng năng lực cung ứng nguyên phụ liệu.

Sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn và tuân thủ các yêu cầu khắt khe của thị trường nhập khẩu đang là yêu cầu bắt buộc của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp ngành da giày nói riêng. Để hàng hóa vào được các thị trường như EU, các doanh nghiệp da giày sẽ phải khẩn trương hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó hướng tới phát triển bền vững.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu da giày

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN