Thứ sáu 15/11/2024 10:24

Kỳ vọng "mục tiêu xanh" từ chuyến thăm của Thái tử Đan Mạch tới Việt Nam

Chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Thái tử Đan Mạch Frederik cùng Công nương sẽ diễn ra từ ngày 1/11 – 3/11/2022.

Thái tử Đan Mạch Frederik và Công nương Mary sẽ thăm chính thức Việt Nam nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đan Mạch, mang giá trị biểu tượng lớn với hai nước.

Kỳ vọng phát triển kinh tế xanh

Thông tin tại họp báo trước thềm chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Thái tử Đan Mạch Frederik và công nương (31/10/2022 – 3/11/2022), nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ giữa hai nước ngày 25/3, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz đã điểm lại quá trình hợp tác Việt Nam – Đan Mạch. Từ những năm 50 đến những năm qua, Đan Mạch là một trong những nước cung cấp viện trợ phát triển ODA lớn nhất cho Việt Nam. Sau đó Việt Nam đã dần lớn mạnh và trở thành đối tác bình đẳng với Đan Mạch. Hiện nay hợp tác giữa hai nước là trên cơ sở bình đẳng, đối tác, công bằng cùng có lợi.

Những chương trình hợp tác giữa Chính phủ hai nước trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực năng lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế, giáo dục. Trong các lĩnh vực hợp tác giữa các Chính phủ, chúng tôi tập hợp tất cả các chuyên gia, nhà nghiên cứu, cũng như lãnh đạo chuyên ngành của hai nước cùng nhau hợp tác. Đặc biệt chú trọng phát triển hợp tác kinh tế, nhất là đầu tư của Đan mạch vào Việt Nam. Đại sứ Nicolai Prytz nhấn mạnh, hiện nay do nhiều lý do Việt Nam là một điểm đến rất thú vị đối với các nhà đầu tư Đan Mạch trong các lĩnh vực khác nhau.

Theo ngài Đại sứ, chuyến thăm sắp tới của vợ chồng Thái tử Đan Mạch tới Việt Nam, mang giá trị biểu tượng lớn với cả Việt Nam và Đan Mạch. Trong chuyến thăm này, sẽ có một số vấn đề then chốt trong hợp tác giữa hai nước, giữa hai Chính phủ cũng như hợp tác đầu tư và đầu tư nước ngoài, liên quan mật thiết đến chống biến đổi khí hậu.

Theo đó, những lĩnh vực Đan Mạch và Việt Nam có tương lai hợp tác là về năng lượng tái tạo (đặc biệt quan tâm đến năng lượng gió ngoài khơi), và sử dụng năng lượng có hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, là những lĩnh vực mà Đan Mạch đã đi trước thế giới từ thập niên 1970, và hiện nay có những doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Đây cũng là hai lĩnh vực trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam của vợ chồng Thái tử. Tuy Việt Nam và Đan Mạch có những điểm xuất phát khác nhau, nhưng đều cùng chia sẻ một mục tiêu, một tầm nhìn, là đạt mức phát thải ròng bằng 0 (trung hòa carbon) vào năm 2050 như đã ký kết tại COP 26.

Chia sẻ về những tiềm năng, ngài Đại sứ cho biết, hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực năng lượng đã được đẩy mạnh từ năm 2013 và còn dư địa phát triển hơn nữa. Đại sứ Nicolai Prytz đề cập tới Hợp tác "chiến lược xanh" mà Copehagen đã ký với một số quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Nam Phi và hiện nay đang bàn hợp tác tương tự với Việt Nam.

"Một khi được ký kết, hợp tác sẽ mang lại nhiều thay đổi để hướng đến mục tiêu trung hòa carbon năm 2050 của cả hai nước với nhiều dự án cụ thể" - Đại sứ Nicolai Prytz cho hay.

Đầu tư có chất lượng

Đại sứ Nicolai Prytz thông tin, trong những năm gần đây Việt Nam nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa và thu hút nhiều nhà đầu tư, thu hút giao thương với các nước. Vì thế lúc này rất cần đến việc hợp tác giữa các doanh nghiệp, giữa các nhà đầu tư để Việt Nam có thể phát triển như mong muốn. Hiện nay Đan Mạch có 135 công ty có tư cách pháp nhân, mở văn phòng tại Việt Nam. Các nhà đầu tư Đan Mạch phải cam kết tuân theo ba nguyên tắc mấu chốt của việc đầu tư và làm ăn tại bất cứ quốc gia nào: Một là mang lại lợi nhuận, sự tăng trưởng; hai là mang tính chất bền vững; ba là phải quan tâm đến quyền lợi của người lao động, của công nhân.

Theo Đại sứ Nicolai Prytz, vấn đề của Việt Nam không phải là làm thế nào để thu hút đầu tư nước ngoài, vì Việt Nam ở một vị thế rất tốt, chính trị ổn định, dễ dàng thu hút đầu tư nước ngoài. Điều quan trọng đối với Việt Nam là làm sao để thu hút đầu tư nước ngoài có chất lượng, những đầu tư nước ngoài có thể đem lại sự tăng trưởng, và quan tâm đến tất cả những vấn đề môi trường và bền vững.

Thông tin thêm về chuyến thăm lần này, ông Troels Jakobsen - Tham tán phụ trách thương mại cho biết: Đi cùng Thái tử có đoàn 36 công ty Đan Mạch, gồm những công ty lớn nhất của Đan Mạch và có những công ty lớn nhất thế giới trong lĩnh vực của họ, như Maersk line, công ty vận chuyển tàu biển lớn nhất thế giới; Vestas công ty sản xuất turbin gió lớn nhất thế giới; Tập đoàn sản xuất Lego, Tập đoàn Pandora hay 1 loạt những công ty hàng đầu thế giới về điện gió, về năng lượng tái tạo, về sử dụng năng lượng hiệu quả, như Copenhagen Offshore Partners, doanh nghiệp đi đầu trên thế giới với kinh nghiệm thực hiện các dự án gió ngoài khơi... Nhiều công ty hiện nay đang có các dự án tại Việt Nam, đã đầu tư bước đầu vào các dự án và đang đợi khung chính sách về điện gió của chính phủ Việt Nam.

Theo chương trình dự kiến, Thái tử Đan Mạch sẽ cùng lãnh đạo Việt Nam và Tập đoàn sản xuất đồ chơi trẻ em Lego - nhà đầu tư Đan Mạch lớn nhất tại Việt Nam, làm lễ khởi công nhà máy Lego tại Bình Dương. Đây là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO trên toàn cầu, đánh dấu “mốc xanh” trong dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Lego đang hy vọng đến năm 2024 sẽ sản xuất ra những viên gạch Lego đầu tiên. Tiếp đó, Pandora, nhà sản xuất trang sức hàng đầu thế giới, đã quyết định đầu tư xây dựng một nhà máy tại Việt Nam, cạnh Lego. Một loạt các nhà đầu tư lớn của Đan Mạch có ý định vào Việt Nam hoặc để tìm nhà cung cấp người Việt hoặc để tìm dự án đầu tư vào Việt Nam.

Ông Troels Jakobsen cho biết thêm, trong chuyến thăm của Thái tử có Diễn đàn về năng lượng bền vững tại Hà Nội, hy vọng thông qua Diễn đàn, qua việc trao đổi kinh nghiệm, kiến thức sẽ hỗ trợ cho Việt Nam làm thế nào phát triển mạnh mẽ hơn nữa ngành công nghiệp điện gió, sử dụng năng lượng hiệu quả.

Hoàng gia Đan Mạch đã có quan hệ lịch sử lâu đời với Việt Nam. Nữ hoàng Margrethe II và Thái tử Frederick đều dành cho Việt Nam một tình cảm hết sức đặc biệt bởi cố Hoàng thân Henrik đã có những năm đầu đời sinh sống tại Hà Nội.

Năm 2009, Thái tử Frederick cùng cha mẹ và vợ đã có chuyến thăm Việt Nam cấp nhà nước lần đầu tiên. Ông duy trì các hoạt động ngoại giao sau đó như tới thăm Việt Nam vào dịp 40 năm kỷ niệm quan hệ hai nước, chúc mừng các dịp Quốc khánh 2/9 của nước ta. Vào dịp sinh nhật thứ 50 vừa qua, Thái tử Frederick đã mời một số nghệ sỹ Việt Nam tới dự tiệc tại Đan Mạch.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine 14/11/2024: New York Times cho rằng, Ukraine coi đảm bảo an ninh quan trọng hơn vấn đề lãnh thổ

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 14/11: Ukraine ‘sụp đổ’ tại Rovnopol, Nga ồ ạt tiến sâu vào Donbass

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/11: Ông Donald Trump có động thái mới về hoà bình; Nga cảnh báo NATO

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Toàn cảnh thế giới 13/11: Israel 'nã đạn' vào Lebanon, Hezbollah không kích đáp trả

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/11: Tổng thống Zelensky nguy cơ ‘mất quyền lực’; Nga cứng rắn từ chối đàm phán

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev ‘rung chuyển’ trước cuộc tấn công bằng tên lửa đầu tiên kể từ tháng 8

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Báo Mỹ: Đồng minh của Ukraine 'nhẹ nhõm' với lựa chọn nội các của ông Donald Trump

Người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới

Trung Quốc trình làng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 - Bạch Đế B, thách thức bầu trời

Chiến sự Trung Đông: Israel từ chối ngừng bắn tại Lebanon, tiếp tục tấn công lực lượng Hezbollah

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?