Thứ năm 07/11/2024 23:31

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua 9 dự án luật

Chiều 14/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo Tổng kết Kỳ họp thứ 5 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

Giải quyết căn cơ những bất cập của cơ chế, chính sách

Báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sau 23 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 5 đã thành công tốt đẹp, hoàn thành khối lượng lớn công việc đã đề ra, tiếp tục có đổi mới, cải tiến, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu điều hành nội dung phiên họp

Quốc hội đã thông qua 8 Luật, 17 Nghị quyết; cho ý kiến 9 dự án luật khác và xem xét nhiều báo cáo quan trọng. Các nội dung kỳ họp thuộc nhiều lĩnh vực với nhiều vấn đề quan trọng, có tính chiến lược lâu dài, giải quyết căn cơ những bất cập của cơ chế, chính sách, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, toàn diện, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội, được cử tri, nhân dân quan tâm, ủng hộ.

Thành công của kỳ họp tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Đảng; công tác phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc chuẩn bị các nội dung.

Đồng thời, là sự nỗ lực, tâm huyết, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao của các vị đại biểu Quốc hội, cùng với sự quan tâm, tham gia đóng góp nhiều ý kiến có giá trị của bậc lão thành cách mạng, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và Nhân dân cả nước; sự tham gia, đưa tin chính xác, kịp thời, đầy đủ, khách quan diễn biến và kết quả Kỳ họp của các cơ quan thông tấn, báo chí trong suốt quá trình chuẩn bị và tiến hành Kỳ họp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần tiếp tục được khắc phục như: Tình trạng gửi tài liệu của một số dự án luật còn chậm; có Luật chưa khắc phục đáng kể được tình trạng “luật khung, luật ống”, còn để nhiều điều, khoản giao Chính phủ quy định hoặc quy định chi tiết gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện.

Một số đại biểu sử dụng quyền tranh luận chưa đúng quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội (dùng quyền tranh luận để phát biểu ý kiến); một số câu trả lời chất vấn còn chung chung, chưa đi vào trọng tâm câu hỏi, chưa thực sự đưa ra các giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề...

Kỳ họp thứ 6 dự kiến khai mạc vào ngày 23/10/2023

Về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến về 8 dự án luật khác; xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và 2024; xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ về thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường

Mặt khác, xem xét các báo cáo về việc thực hiện một số Nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4; giám sát chuyên đề tối cao và các vấn đề quan trọng khác. Trong đó, Quy hoạch không gian biển quốc gia là nội dung cần được trình Quốc hội xem xét quyết định để đáp ứng yêu cầu tại Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Đối với một số nội dung như: Dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi); việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, trên cơ sở chuẩn bị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, trường hợp đủ điều kiện thì sẽ đưa vào dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp...

Về dự kiến thời gian họp, ông Bùi Văn Cường nêu, dự kiến Quốc hội làm việc 23,25 ngày, khai mạc vào thứ Hai, ngày 23/10/2023, và bố trí 2 đợt họp theo 2 phương án như sau: Phương án 1: Quốc hội nghỉ khoảng 1,5 tuần giữa 2 đợt họp và dự kiến bế mạc vào thứ Năm, ngày 30/11/2023 để Kỳ họp kết thúc trong tháng 11/2023; Phương án 2: Quốc hội nghỉ khoảng 2 tuần giữa 2 đợt họp và dự kiến bế mạc vào thứ Năm, ngày 7/12/2023 để các cơ quan có nhiều thời gian hơn cho việc tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng, dự kiến tại kỳ họp thứ 6 sẽ có thêm 1 số nội dung quan trọng được bổ sung vào nội dung kỳ họp như: Vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu; Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp sửa đổi.

Đây là những nội dung cấp thiết cần sớm sửa đổi. Do đó, Chính phủ cần rà soát, bổ sung vào kỳ họp nội dung gì thì cần trình sớm để các cơ quan còn cho ý kiến. Nếu sát quá sẽ cập rập. “Nhất là các luật lớn, luật khó kỳ này sẽ thông qua như dự án Luật Đất đai sửa đổi. Vì vậy, các luật lớn cần bố trí cho thảo luận tại hội trường càng sớm càng tốt để các cơ quan có thêm thời gian để tiếp thu, chỉnh lý” - ông Tùng bày tỏ.

Tại phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng, ngay sau kỳ họp thứ 5, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cho các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng để triển khai nghị quyết của Quốc hội.

Về kỳ họp thứ 6, ông Sơn cho biết, theo quy định các kỳ họp HĐND phải trước ngày 10/12. Sau kỳ họp Quốc hội, các lãnh đạo địa phương là Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành còn phải tiếp xúc cử tri. Do đó, nên theo phương án 1, đó là Quốc hội nghỉ khoảng 1,5 tuần giữa 2 đợt họp và dự kiến bế mạc vào ngày 30/11.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Kỳ họp thứ 5 đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành khối lượng lớn công việc từ công tác lập pháp cho đến vấn đề công tác nhân sự. Kỳ họp đã phát huy dân chủ, đảm bảo sự công khai minh bạch, tuyệt đại đa số các vấn đề biểu quyết đều tán thành với tỷ lệ rất cao.

Về Kỳ họp thứ 6, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các nội dung cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 đều là những nội dung hết sức quan trọng. Những việc “quốc gia đại sự” cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, khởi động ngay từ bây giờ để tổ chức thành công Kỳ họp thứ 6, đáp ứng sự mong đợi của cử tri và nhân dân cả nước.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Thủ tướng: Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình phát triển ACMECS

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Thủ tướng đề xuất cùng xây dựng tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Bảo đảm nguồn cung, ổn định giá những tháng cuối năm 2024

Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

Công điện của Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng