Thứ bảy 26/04/2025 06:40

Kỳ họp bất thường lần 2 Quốc hội khoá XV có thêm nội dung về công tác nhân sự

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 2,Quốc hội khóa XV

Theo đó, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ và căn cứ tình hình chuẩn bị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chủ trương tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ hai, Quốc hội khóa XV theo hình thức họp tập trung.

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khoá XV

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định năm nội dung. Cụ thể: Thứ nhất, quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thứ hai, dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Thứ ba, tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15; xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại nghị quyết 30 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1-1-2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật dược.

Thứ tư, một số vấn đề về tài chính, ngân sách (gồm việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan. Việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021; điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương).

Thứ năm, về công tác nhân sự đại biểu và nhân sự khác (nếu có).

Tổng thư ký Quốc hội được giao bố trí chương trình kỳ họp theo hướng, họp trù bị vào chiều 4/1/2023; khai mạc kỳ họp vào sáng 5/1/2023; bố trí nội dung về công tác nhân sự đại biểu và nhân sự khác (nếu có) ngay đầu kỳ họp.

Dành thời gian 1 buổi/nội dung ở hội trường cho nội dung về quy hoạch và dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), nửa buổi ở hội trường các nội dung tài chính, ngân sách; bố trí thời gian cụ thể cho từng nội dung tại phiên thảo luận tổ…

Kết luận cũng nêu rõ không tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, đồng thời đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành có hình thức phù hợp để nắm bắt tình hình dư luận, tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân. Sau đó, gửi về Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tổng hợp chung.

Kết luận cũng giao Ban Dân nguyện phối hợp Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trong tháng 11, 12/2022 để gửi đại biểu Quốc hội.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

4 Thiếu tướng, 6 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5