Kon Tum: Dự án kè chống sạt lở bờ sông Đăk Bla chậm tiến độ do vướng khâu giải phóng mặt bằng

Tại Kon Tum, dự án kè chống lũ lụt, sạt lở làng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm hạn chế tình trạng sạt lở đất, bảo vệ hoa màu của người dân mỗi khi mùa mưa bão.
Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

TP. Kon Tum là thành phố duy nhất ở Tây Nguyên có sông Đăk Bla chảy qua, giúp địa phương định hướng xây dựng đô thị ven sông. Nhưng cũng chính con sông này, những năm trước đây, vào mỗi mùa mưa bão, nước sông Đăk Bla dâng lên lại cuốn trôi, làm sạt lở đất sản xuất, gây ngập úng hoa màu của người dân. Để giúp người dân ổn định cuộc sống, dự án kè chống sạt lở ở đoạn xung yếu đã được tỉnh Kon Tum quyết định đầu tư.

Theo đó, mục tiêu dự án sẽ chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc bờ Bắc sông Đăk Bla, đoạn từ làng Kon Hra Chót đi làng Kon Tum Kơ Nâm, Kon Klor và Kon Tum Kơ Pơng (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum), để người dân ổn định cuộc sống và giữ được quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; khai thác quỹ đất có hiệu quả nhằm phát triển đô thị dọc tuyến kè, tạo cảnh quan môi trường; tạo thêm tuyến đường giao thông mới góp phần phát triển hạ tầng khu vực ven sông Đăk Bla.

Cụ thể, dự án kè chống sạt lở bờ sông Đăk Bla có chiều dài 4.427,6m, bao gồm tuyến đường ven sông, hệ thống thoát nước, thoát nước thải; bó vỉa, hố trồng cây; đèn chiếu sáng dọc vỉa hè, dọc vai kè và đảo giao thông… Dự án có tổng mức đầu tư trên 473,4 tỷ đồng từ vốn ngân sách Trung ương và do Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư, bắt đầu triển khai từ tháng 9/2021, hoàn thành vào tháng 9/2024.

Tuy nhiên, chính quyền sở tại và người dân sống quang dự án không giấu được nỗi thất vọng về tiến độ thi công của dự án. Từ lúc triển khai dự án được khoảng hơn 2km, nhưng hiện nay đang "giậm chân tại chỗ" máy móc dừng hoạt động, không có một bóng công nhân...do dự án này đang gặp khó khăn vì không có mặt bằng, đã chậm tiến độ, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án.

Khi nào kè chống lũ lụt, sạt lở dọc ‘dòng sông chảy ngược’ ở Kon Tum mới hoàn thành?
Dự án kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2024 tuy nhiên đến nay chưa xong. Ảnh: CTV

Trao đổi với phóng viên, chị Xuân (43 tuổi, người dân phường Thắng Lợi, TP. Kon Tum) cho biết, trước đây khi dự án bắt đầu triển khai, người dân chúng tôi rất vui mừng và kỳ vọng rất lớn vào dự án này, bởi khi dự án được hoàn thành vườn tược, nhà cửa của chúng tôi không còn tình trạng ngập úng, sạt lở nữa. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì dự án đang triển khai rồi đột nhiên lại bỏ dở. “Người dân như chúng tôi rất mong dự án được hoàn thành sớm để bà con sống quanh đây được yên tâm khi mùa mưa bão tới” - chị Xuân bày tỏ.

Cùng chung nỗi miền với chị Xuân, với hơn 1ha hoa màu của gia đình từng bị cơn lũ của năm trước làm hư hại, hơn ai hết, anh Y Ban (31 tuổi) mong mỏi kè chống lũ lụt, sạt lở dọc sông Đăk Bla được hoàn thiện. “Ngày qua ngày, năm tiếp năm, cứ tới mùa mưa lũ là bà con lại như ngồi trên đống lửa vì lo lắng hàng trăm hecta hoa màu bị ngập úng, hư hại. Việc kè chống sạt lở được hoàn thiện sẽ giúp bà con được an tâm ổn định canh tác hơn” - anh Y Ban nói.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND phường Thắng Lợi cho biết, tại phường, dự án đi qua 2 làng là Kon Tum Kơ Pơng và Kon Klor 1. Trước đây, có khoảng 83 hộ sản xuất dọc sông. Vào tháng 9, tháng 10, khi chịu ảnh hưởng của mưa bão thì diện tích từ đường bờ bao phía Bắc ra sông Đắk Bla bị ngập, làm sạt lở đất sản xuất. Ngoài ra, nhiều diện tích trồng mì, gừng dọc sông cũng bị ngập úng, hư hỏng.

“Vấn đề ngăn sạt lở đất, ngăn ngập úng sẽ được giải quyết khi kè được xây dựng. Ngoài ra, phường có Làng du lịch cộng đồng. Khi làm kè, sẽ giúp kết nối ra khu phố đêm, trung tâm hành chính, từ đó giúp thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn. Vì những lợi ích đó, người dân, chính quyền địa phương đang kỳ vọng dự án sẽ giúp đời sống người dân ổn định, phát triển- ông Hùng chia sẻ.

Khi nào kè chống lũ lụt, sạt lở dọc ‘dòng sông chảy ngược’ ở Kon Tum mới hoàn thành?
Dự án có tổng mức đầu tư 473 tỷ đồng. Ảnh: CTV

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh (đơn vị chủ đầu tư), dự án kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla đang triển khai hợp đồng thi công xây dựng; thời gian thực hiện từ ngày 29/9/2021 đến ngày 29/9/2024. Nguồn vốn thực hiện dự án từ nguồn ngân sách Trung ương và đã được bố trí đủ trong năm 2023, được cấp thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024, trong đó thời hạn cuối giải ngân đến 31/12/2024 với mức vốn 205.470 triệu đồng.

Do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, hiện mới bàn giao mặt bằng liên tục có thể triển khai đầy đủ các hạng mục cho các đơn vị triển khai thi công được khoảng 2,509km/4,427km. Phạm vi mặt bằng còn lại cần giải tỏa bàn giao khá lớn, dẫn đến khối lượng thực hiện đến nay chỉ khoảng 73 tỷ đồng (đạt 21,5% giá trị hợp đồng).

Mới đây, ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan đã đi kiểm tra thực tế nắm tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn TP. Kon Tum.

Qua kiểm tra thực tế, ông Nguyễn Ngọc Sâm yêu cầu UBND TP. Kon Tum phối hợp với đơn vị chủ đầu tư các dự án trên rà soát hiện trạng mặt bằng và kiểm tra công tác bồi thường, hỗ trợ cho người dân trong thời gian qua để có hướng giải quyết. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ, đền bù theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong công tác giải phóng mặt bằng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan nghiên cứu kỹ các cơ chế, quy định phù hợp để bố trí kinh phí, tạo điều kiện cho các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng, giải ngân theo kế hoạch.

Đối mặt với những khó khăn chồng chất, người dân dọc 2 bên bờ sông Đăk Bla vẫn bám trụ với niềm hy vọng rằng dự án sẽ sớm hoàn thành để bảo vệ hoa màu, ruộng vườn của họ. Chỉ có vậy, người dân mới yên tâm canh tác, sản xuất và phát triển cuộc sống.

Hiền Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Xem thêm