Kinh tế xanh – Giải pháp cho biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đang mở ra cơ hội cho Việt Nam xây dựng mô hình phát triển kinh tế xanh, bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để có thể bắt kịp, đón đầu và hội nhập với làn sóng “Kinh tế xanh” đang lan rộng khắp thế giới.

CôngThương - Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xanh

Việt Nam đang hội tụ những điều kiện thuận lợi rất tốt từ điều kiện tự nhiên, xã hội đến chủ trương, chính sách để tiến hành xanh hóa nền kinh tế. Tại diễn đàn “Kinh tế xanh trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam” được tổ chức ngày 13/12/2011, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tài- Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường-Bộ TN&MT nhận định: Việt Nam có những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, dân số, xã hội có thể làm tiền đề tốt cho Kinh tế xanh. Trong đó, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tài nhấn mạnh: “Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo tính kwh/m2/năm ở VN tương đối cao. Tiềm năng phát triển năng lượng sinh học, sinh khối từ gỗ, phụ phẩm công nghiệp… lên đến 15 triệu TOE. Tiềm năng thủy điện nhỏ cho phép xây dựng hơn 600 trạm với tổng công suất hơn 1.300 MW”.

Bên cạnh đó, Việt Nam có lợi thế so sánh về phát triển kinh tế đa dạng, dựa trên các hệ sinh thái để khai thác thế mạnh của vốn tự nhiên, đồng thời duy trì, phát triển các chức năng, giá trị của nhiều hệ sinh thái như: chè Tây Bắc, cây công nghiệp Tây Nguyên, lúa đồng bằng Sông Cửu Long… Việt Nam cũng  có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã được công nhận là di sản tự nhiên của thế giới sẽ mở ra cơ hội lớn để phát triển du lịch sinh thái.

Mặt khác, Việt Nam hiện là nước có mức thu nhập trung bình với tăng trưởng kinh tế luôn ở mức tương đối cao trong nhiều năm liền. Song song với đó, Việt Nam đã rất thành công trong việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ; chính trị xã hội ổn định; quan hệ quốc tế mở rộng…

Tất cả những yếu tố tích cực đó đang hội tụ lại thành bàn đạp cho Việt Nam xây dựng Kinh tế xanh.

Nhận diện và vượt qua thách thức

Để xây dựng mô hình phát triển kinh tế xanh, bền vững, bên cạnh việc phát huy lợi thế, Việt Nam hiện cần nhận diện những tồn tại, khó khăn nhằm đối mặt và tìm cách vượt qua.

Quá trình xây dựng, phát triển kinh tế những năm qua đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Mức thu nhập trung bình đầu người/năm ở Việt Nam chỉ hơn 1.000 USD, còn cách xa mức thu nhập trung bình trên thế giới (10.000 USD). Nền kinh tế đang dựa vào khai thác tài nguyên là chính, trong khi phân bổ và sử dụng “nguồn vốn tự nhiên” ấy kém hiệu quả. Chất thải gây ô nhiễm môi trường không quản và xử lý tốt, tốc độ gia tăng phát thải khí nhà kính ở vào hàng cao nhất trên thế giới. Ngoài ra, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chậm đổi mới nên tiêu tốn nhiều năng lượng, kéo theo năng suất chất lượng thấp.

Không chỉ vậy, ngành sản xuất năng lượng sạch như năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt…chưa phát triển. Các ngành hỗ trợ, giải quyết vấn đề môi trường, dịch vụ môi trường, công nghiệp tái chế… còn yếu kém. Hơn nữa, một số ngành thân thiện với môi trường thì còn non nớt, luôn gặp khó khăn về nguồn vốn, đầu ra sản phẩm không ổn định, lợi nhuận thấp…

Nghiêm trọng hơn, đa dạng sinh học ở Việt Nam đang suy giảm mạnh, diện tích các hệ sinh thái tự nhiên bị thu hẹp, tài nguyên không tái tạo dần cạn kiệt, nguồn lợi thủy sản giảm dần…

Trước thực trạng đó, phát triển Kinh tế xanh tại Việt Nam cần được xem như là một chiến lược để đạt tới phát triển bền vững, một công cụ, mô hình để giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu, trong đó có biến đổi khí hậu.

Nhưng làm sao để thực hiện Kinh tế xanh trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, nợ công tương đối cao, nguồn lực (vốn, công nghệ, nhân lực..) còn quá hạn chế ?

Trước câu hỏi đó, theo tiến sĩ Nguyễn Văn Tài, nên chăng Nhà nước nên gỡ bỏ các rào cản chính sách, xóa bỏ cơ chế bao cấp có hại cho môi trường, xây dựng môi trường pháp lý thúc đẩy hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường. Đồng thời, hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế xanh mũi nhọn thông qua trực tiếp đầu tư để phát triển “năng lực cung” hoặc thực hiện kích cầu cho hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường.

Hội nhập cùng thế giới

Ý tưởng phát triển kinh tế xanh được đưa ra từ những năm 70 của thế kỷ 20, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng giai đoạn 1972-1973 gây ra những tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới. Chỉ sau hơn 40 năm, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang là vấn đề nghiêm trọng, Kinh tế xanh đã trở thành mục tiêu cho mọi quốc gia từ phát triển, đang phát triển và chậm phát triển hướng tới.

Tiêu biểu cho các quốc gia phát triển, Hoa Kỳ dẫn đầu phong trào khi dành 95 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế hơn 700 tỷ USD để phát triển các ngành năng lượng tái tạo và sản xuất tiết kiệm năng lượng với mục tiêu đến năm 2025, các loại năng lượng tái tạo sẽ chiếm 25% lượng phát điện. Đại diện cho châu Á, Hàn Quốc cũng được coi là một trong những nước đi đầu trong Kinh tế xanh. Ngay từ 2008, nước này đã đề ra chính sách “Tăng trưởng xanh, ít carbon” với nội dung tái cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển sang mô hình phát triển dựa vào năng lượng tái tạo.

Trong khu vực ASEAN và Đông Á, một số quốc gia đã đưa Kinh tế xanh vào kế hoạch và chương trình phát triển quốc gia trung và dài hạn. Trung Quốc cũng dành khoảng 40% gói kích thích kinh tế vào các ngành liên quan đến Kinh tế xanh, trong đó tập trung vào sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo, cam kết sử dụng năng lượng tái tạo lên 16% vào năm 2020.

Trước làn sóng đó, bà Nguyễn Lệ Thủy - Vụ phó Vụ Khoa học,Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường - Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: xu hướng cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm đến phát triển Kinh tế xanh là cơ hội cho Việt Nam hợp tác quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Hơn nữa, chủ động tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác để đưa ra những định hướng, chính sách phù hợp là những việc tối cần thiết mà Việt Nam phải làm trong quá trình phát triển Kinh tế xanh, bà Thủy nhấn mạnh.

Khi Việt Nam vượt qua được thách thức của chính mình, tự tin hội nhập cùng thế giới thì khi ấy xanh hóa nền kinh tế hướng tới phát triển bền vững sẽ không còn là tham vọng.

Nguyễn Phượng

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin mới nhất

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Dự kiến, từ ngày 8 - 11/5 sẽ diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Tỉnh Gia Lai định hướng phát triển dịch vụ logistics nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa.
Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động