Hà Nội: Đề nghị cưỡng chế công trình vi phạm trong Cụm công nghiệp Từ Liêm Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ Khánh Hoà: Khẩn trương gỡ vướng cho Khu công nghiệp Ninh Thủy |
NOAA cho biết, nồng độ của 3 loại khí nhà kính chính do con người gây ra - gồm carbon dioxide (CO2), methane và nitrous oxide (N2O) - tích tụ ở mức cao nhất trong lịch sử vào năm ngoái.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng lo ngại về nồng độ methan trong bầu khí quyển tăng nhanh, mức trung bình trong năm 2023 là 1922,6 phần tỷ, tăng 160% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Loại khí nhà kính này có thời gian tồn tại ngắn hơn nhưng có khả năng lưu giữ nhiệt hơn. Tính trong vòng một thập kỷ qua, nồng độ cả CO2 và methane đều tăng 5,5%. Theo NOAA, năm ngoái, nồng độ N2O tăng 1 phần tỷ lên các mức cao mới.
Giới chuyên gia dự báo năm 2024 nồng độ CO2 sẽ gia tăng, đe dọa giới hạn nóng lên toàn cầu |
Ông Rob Jackson, nhà khoa học khí hậu của Đại học Stanford, người giám sát dự án Carbon toàn cầu, lưu ý sự gia tăng khí methane rất đáng lo ngại. Ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch đang khiến các hệ sinh thái tự nhiên, như vùng đất ngập nước và vùng đất đóng băng vĩnh cửu, nóng lên. Những hệ sinh thái đó thậm chí còn phát thải nhiều khí nhà kính hơn nữa khi chúng nóng lên.
Năm ngoái là năm nóng nhất từng được ghi nhận trên toàn thế giới cùng với những hậu quả kèm theo như lũ lụt, hạn hán, các đợt nắng nóng cực đoan và cháy rừng. Lượng khí nhà kính tăng cũng đẩy thế giới vào tình trạng chưa từng thấy kể từ trước nền văn minh nhân loại.
Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), tất cả các hoạt động nông nghiệp, đốt nhiên liệu, phân bón và hoạt động công nghiệp đều góp phần tạo ra N2O và loại khí này có thể tồn tại trong khí quyển tới 100 năm.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, lượng khí thải toàn cầu từ năng lượng đã tăng 410 triệu tấn, tương đương 1,1% lên 37,4 tỷ tấn vào năm 2023 và cao hơn 1,4% so với mức trước đại dịch.
Tuy nhiên, theo IEA, năm 2023 là năm đầu tiên có ít nhất một nửa sản lượng điện ở các nước công nghiệp phát triển đến từ các nguồn phát thải thấp như năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân.
Lượng phát thải liên quan đến năng lượng ở Mỹ đã giảm 4,1% và 9% ở Liên minh châu Âu, do sự gia tăng sản xuất năng lượng tái tạo. Nhìn chung, lượng khí thải của các nền kinh tế tiên tiến đã giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm do nhu cầu than giảm mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1900.