Thứ năm 14/11/2024 12:18

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh ghi nhận những điểm sáng tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong tháng 4/2023 đã có những điểm sáng tích cực hơn so với 3 tháng đầu năm 2023.

Ghi nhận mức tăng trưởng ở một số ngành trọng yếu

Việc tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ và biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp từ Chính phủ, các cơ quan chức năng, Sở ban ngành thời gian qua đã phần nào phát huy tác dụng, giúp kinh tế TP. Hồ Chí Minh ghi nhận mức tăng trưởng ở một số lĩnh vực.

Ngành thương mại dịch vụ, du lịch của TP. Hồ Chí Minh ghi nhận mức tăng trưởng cao trong tháng 4/2023

Theo đánh giá của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 4/2023 có khởi sắc hơn so với tháng trước nhưng doanh nghiệp vẫn phải đối diện nhiều khó khăn khi thiếu đơn hàng sản xuất, công nhân thiếu việc làm, áp lực trả lãi vay ngân hàng. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2023 tăng 3,0% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,0% so với tháng trước và tăng 8,2% so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, chỉ số IIP trên địa bàn thành phố tăng 1,4% so với cùng kỳ.

Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, trong tháng 4/2023 các ngành công nghiệp, thương mại có sự khởi sắc, đặc biệt là du lịch, vận tải hành khách tăng cao. Cụ thể, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 4 đạt khoảng 95.853 tỷ đồng, tăng 12,2% so tháng trước và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 359.581 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng doanh thu du lịch đạt 15.035 tỷ đồng, tăng 71,6% so với cùng kỳ năm 2022. Khách du lịch nội địa đạt là 2.996.600 lượt, tăng 51,7% so với cùng kỳ; khách quốc tế đến thành phố ước đạt 338.760 lượt, tăng 195,2%. Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng doanh thu ước đạt 51.147 tỷ đồng, tăng 75,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Về đầu tư công, TP. Hồ Chí Minh đã giao và phân bổ chi tiết 43.440 tỷ đồng trong năm 2023. Tính đến 21/4 đã giải ngân 2.020 tỷ đồng, đạt 4,9% tổng số vốn giao. Trong số đó, vốn ngân sách thành phố giải ngân 1.792 tỷ đồng, đạt 6,8% tổng số vốn giao; vốn ngân sách trung ương giải ngân 227 tỷ đồng, đạt 1,5% tổng số vốn giao.

Tổng thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm đạt 170.000 tỷ đồng, đạt 36% dự toán năm 2023.

Về thị trường tiền tệ trên địa bàn thành phố trong tháng 4/2023 được điều hành linh hoạt theo điều hành của Ngân hàng Nhà nước. So với cuối tháng trước lãi suất huy động tại các khối ngân hàng đều có diễn biến giảm khoảng 0,1 - 0,6%/năm tùy kỳ hạn. Đồng thời lãi suất huy động bằng VNĐ cũng có điều chỉnh giảm khoảng 0,22 - 1,27%/năm tùy vào từng hệ thống ngân hàng thương mại. Tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố tính đến 30/4/2023 đạt 3.275 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 1,8% so với cùng kỳ.

Vẫn còn nhiều thách thức vực dậy tăng trưởng

Thực tế cho thấy kinh tế thế giới vẫn đang tiếp tục khó khăn chưa có chiều hướng cải thiện đáng kể, việc thắt chắt chính sách tài chính, tiền tệ của nhiều quốc gia trên thế giới, những ảnh hưởng từ thị trường bất động sản, tài chính trong nước, cùng với giải ngân đầu tư công chậm đã ảnh hưởng đến đà phục hồi của nhiều lĩnh vực kinh tế của TP. Hồ Chí Minh.

Trong tháng 4/2023, thành phố ghi nhận có 14.752 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 145.000 tỷ đồng, giảm 9,6% về số lượng và giảm gần 25% về vốn đăng ký so với cùng kỳ. Số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư bổ sung cũng giảm 59% so với cùng kỳ, đạt 96.000 tỷ đồng. Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung trong tháng 4/2023 là hơn 240.000 tỷ đồng, giảm 43,33 % so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động cũng tăng gần 24% so với cùng kỳ với gần 15.000 doanh nghiệp và chỉ có hơn 5.500 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 26% so với cùng kỳ; 1.207 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Cùng với đó hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài cũng có xu hướng giảm. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, thành phố chỉ thu hút được gần 980 triệu USD, giảm 23,45% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, để thúc đẩy phục hồi nền kinh tế thành phố sẽ tập trung rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các sở, ngành, quận, huyện và Thành phố Thủ Đức. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục hoàn thành công tác đầu thầu, lựa chọn nhà thầu thực hiện quy hoạch giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển khai rà soát phân loại các dự án quy hoạch treo, đề xuất hướng xử lý từng dự án lớn quy mô cấp thành phố. Thành phố sẽ hết sức tập trung để giải ngân đầu tư công, nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Thành phố tập trung giải ngân toàn bộ số vốn đã đăng ký và được giao cho các dự án; đề xuất điều chuyển vốn giữa các dự án đang triển khai hoặc bố trí mới cho các dự án chưa có trong kế hoạch vốn trước ngày 30/6/2023. Tập trung theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đã khởi công.

Khi đầu tư công được thúc đẩy, bộ mặt đô thị, hạ tầng kết nối của TP. Hồ Chí Minh sẽ được cải thiện, tăng sức thu hút đối với nhà đầu tư, khơi thông những điểm nghẽn cố hữu làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Thành phố cam kết tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thường xuyên lắng nghe và sẵn sàng phối hợp với nhà đầu tư giải quyết những phát sinh, khó khăn khi đầu tư tại Thành phố.

Để tháo gỡ khó khăn về thị trường cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, ông Phan Văn Mãi giao Sở Công Thương xây dựng các nhóm giải pháp, chương trình xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới, khai thác hiệu quả các thị trường truyền thống cho ngành dệt may, da giày, đồ gỗ...

Các Ban quản lý Khu công nghệ cao, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất kịp thời nắm bắt các khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất thành phố tháo gỡ theo đúng thẩm quyền. Tích cực rà soát các dự án đã cấp phép nhưng chưa xây dựng, tạo không gian để doanh nghiệp phát triển, đồng thời thu hút thêm các dự án đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả.

Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Điểm sàn các trường đại học

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024