Thứ tư 14/05/2025 13:05

Kinh tế Lào Cai 30 năm tái lập tỉnh: Kỳ tích và khát vọng

Từ một tỉnh kém phát triển, khó khăn nhất cả nước, sau 30 năm tái lập (01/10/1991 - 01/10/2021), Lào Cai đã chuyển mình ngoạn mục, đạt được những thành tựu phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế Lào Cai đã vươn lên đứng ở Top đầu ở khu vực Tây Bắc và Trung du miền núi phía Bắc, đang tiếp tục có nhiều triển vọng.

Chuyển mình ngoạn mục

Tại Lễ mít tinh kể niệm 30 năm tái lập tỉnh Lào Cai, sáng ngày 30/9/2021, ông Đặng Xuân Phong - Bí thư tỉnh ủy Lào Cai - cho biết: Sau khi tái lập tỉnh năm 1991 (tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ), Lào Cai phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức, do kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội lạc hậu, tàn dư chiến tranh để lại, dân trí thấp, trình độ phát triển kém, kinh tế mang nặng tính tự túc, tự cấp, là một trong những tỉnh miền núi biên giới thuộc diện khó khăn nhất của cả nước.

Xét về cơ cấu kinh tế, khi mới tái lập tỉnh, công nghiệp tại Lào Cai chỉ có khai thác quặng apatit, nhưng qui mô nhỏ, công nghệ lạc hậu; kinh tế cửa khẩu chưa phát triển do thông thương với Trung Quốc vẫn còn đóng; lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển nhỏ lẻ, manh mún…; thu ngân sách không đáng kể, Trung ương phải hỗ trợ.

Tuy nhiên, đến nay, kinh tế Lào Cai đã vươn lên đứng trong Top đầu vùng Tây Bắc và Trung du, miền núi phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai trong 30 năm qua liên tục duy trì cao, bình quân đạt khoảng 10%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, quy mô nền kinh tế tăng nhanh với GRDP bình quân đầu người tăng gấp hơn 100 lần; thu ngân sách nhà nước tăng gấp hơn 250 lần; nông nghiệp tăng trưởng khá, từ chỗ phần lớn người dân ăn ngô (mèn mén) thay cơm, nay Lào Cai đã đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh và một phần cung cấp ra ngoài, tổng sản lượng lương thực có hạt tăng gấp 4 lần.

Mít tinh kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Lào Cai

Các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa, du lịch, dịch vụ đã phát triển có nhiều đột phá với nhiều dự án mang tầm quốc gia, quốc tế đã được đầu tư ở Lào Cai và đưa vào vận hành. Trong đó, Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã phát triển sôi động, thu hút hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động, khẳng định vị trí “mũi nhọn” của nền kinh tế. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lào Cai đã tăng gấp hàng trăm lần (hiện đạt khoàng từ 3-4 tỷ USD/năm). Du lịch được khai thác hiệu quả, đa dạng, kinh tế du lịch đã chiếm 15% tổng GRDP. Dịch vụ logistic phát triển nhanh cùng phát triển kinh tế cửa khẩu. Các trung tâm thương mại, ngân hàng, hệ thống siêu thị, mạng lưới chợ, khách sạn, nhà hàng… đã phát triển khá mạnh.

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp, tương đối đồng bộ. Giao thông đã kết nối xuyên suốt (đường bộ, đường sắt, đường thủy và tương lai gần là đường hàng không), đặc biệt là tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai vận hành được ví là trục “kinh tế xương sống” cho cả khu vực Tây Bắc. Diện mạo nông thôn nhiều khởi sắc, với 100% xã và 98% thôn, bản đã có đường ô tô đến trung tâm, trong đó 80% đường tới các thôn, bản được cứng hóa; 100% các xã có hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; 97% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 95% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 61/127 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới…

Khát vọng “bay cao, bay xa”

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Lào Cai đương nhiệm, cũng thừa nhận rằng, quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ, phát triển còn thiếu tính bền vững; kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông, khu công nghiệp, thương mại, du lịch còn thiếu; chất lượng giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu; các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn…

Của khẩu quốc tế Lào Cai. Ảnh NQ

Trong giai đoạn phát triển mới, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đã xác định một khát vọng lớn, là đưa Lào Cai phát triển mạnh hơn, cất cánh bay xa, bay cao cùng đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, lãnh đạo tỉnh Lào Cai, cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai, sẽ tiếp tục đoàn kết, thống nhất, phát huy sức sáng tạo để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, phát huy năng lực nội sinh, tranh thủ hiệu quả sự giúp đỡ của Trung ương, sự ủng hộ của các tỉnh bạn cũng như các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển với phương châm "doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển"; coi trọng sự hợp tác của các thành phần kinh tế. Thực hiện tốt chính sách cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với phát triển địa phương…

Chia sẻ tại cuộc mít tinh, ông Bùi Quang Vinh - nguyên Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lào Cai, một người gắn bó công tác với Lào Cai trên 30 năm, từ khi tái lập tỉnh, cho biết: Khi tái lập tỉnh, điểm xuất phát về kinh tế, xã hội để đi lên của Lào Cai, có thể nói là âm. Những gì Lào Cai làm được trong 30 năm qua là rất đáng tự hào, thể hiện sự năng động, sáng tạo, đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc ở Lào Cai qua các giai đoạn.

Để cất cánh bay cao, bay xa hơn, ông Vinh cho rằng, tỉnh Lào Cai cần đúc kết các bài học thành công, thất bại, để có những bước đi mới hiệu quả, phù hợp và đột phá mạnh hơn. Theo ông Vinh, Lào Cai cần chú trọng về tầm nhìn qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội mang tính dài hạn để khai thác tốt hơn lợi thế kinh tế cửa khẩu, dịch vụ, công nghiệp, phát huy kinh tế đồi, rừng. Lợi thế của Lào Cai về công nghiệp là khai khoáng (nhất là quặng đồng, sắt, apatit) cần kêu gọi đầu tư chế biến sâu thành sản phẩm cuối cùng, không bán nguyên liệu thô… để tạo giá trị gia tăng cao, kết hợp chú trọng bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông trục, kết nối, biến các hành lang giao thông thành hành lang kinh tế, đầu tư để các thôn bản, xã phường đều có đường giao thông đi lại, phục vụ vận chuyển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa.

Ngọc Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Mãn nhãn 'đại tiệc' pháo hoa trên bầu trời Hải Phòng

Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội to lớn, đi đầu cả nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hải Phòng: Hào hùng 70 năm giải phóng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm làm việc tại Lai Châu

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con em cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam

Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Đà Nẵng đầu tư trăm tỷ mở rộng phố du lịch

Hải Phòng: Gắn biển đường mang tên đồng chí Đỗ Mười

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-16/5/2025

Đoàn nghệ thuật Ninh Ba mang nhiều tiết mục tới 'thành phố Cảng'

Hải Phòng: Nhiều địa danh gắn với ký ức lịch sử hào hùng

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội cua Cà Mau 2025