Kinh doanh xăng dầu lỗ là do điều hành

Sau 3 năm thực hiện Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, để đánh giá sâu sắc những thành công của nghị định và góp ý cho việc quản lý, điều hành, phóng viên Báo Công Thương đã phỏng vấn tiến sĩ khoa học Nguyễn Thị Hiền- nguyên cố vấn kinh tế Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ.

CôngThương - * Thưa bà, bà đánh giá thế nào về thành công cũng như những hạn chế qua 3 năm thực hiện Nghị định 84?

- Cái được nhất khi thực hiện Nghị định 84 là kinh doanh xăng dầu đã được chuyển mạnh mẽ sang kinh tế thị trường, đây cũng là mục tiêu quan trọng nhất, xuyên suốt trong Nghị định 84 của Chính phủ. Tôi cho rằng, đây là mục tiêu đúng đắn nhất trong quản lý kinh tế đối với ngành xăng dầu.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có những vướng mắc. Chẳng hạn sau khi thực hiện Nghị định 84 được vài tháng thì giá thế giới tăng rất nhanh và rất cao nên chủ trương để cho DN quyết định giá phải dừng lại, rồi chu kỳ điều chỉnh giá không quá xa thì lúc bấy giờ do yêu cầu kiềm chế lạm phát nên Chính phủ lại có quyết định không tăng giá xăng dầu. Như vậy, trong nhiều tháng giá xăng dầu đã bị kìm giữ, không tiếp cận với giá thế giới, không có sự vận động theo cơ chế thị trường. Đấy là vướng mắc lớn nhất.

Trong những lần hội thảo trước cũng có nhiều ý kiến, trong đó có ý kiến của tôi cho rằng, việc lùi điều chỉnh giá xăng dầu theo tinh thần cơ chế thị trường của năm đầu tiên khi Nghị định 84 ra đời là không cần thiết, làm cho tư tưởng vận động theo cơ chế thị trường bị ảnh hưởng và ý thức về chuyển kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường của Thủ tướng và Chính phủ đã không được duy trì nhất quán. Bởi vì mục tiêu chống lạm phát có thể tiếp cận bằng nhiều cách, bằng nhiều công cụ chứ không chỉ bằng việc kìm giá xăng dầu.

Một vấn đề nữa là chu kỳ điều chỉnh giá cũng có lúc do can thiệp hành chính nên giữa 2 lần điều chỉnh giá dãn ra rất dài. Có những lúc đáng lý chu kỳ điều chỉnh giá có thể ngắn hơn thì mới bắt nhịp được diễn biến giá thế giới thì chúng ta lại để hơi lâu, thành ra lúc thì thời gian điều chỉnh giá quá dài, rồi khi lại thực hiện điều chỉnh giá chỉ trong vòng 10 ngày.

Nên việc đang từ điều chỉnh giá hàng tháng sang 10 ngày, 20 ngày cũng làm cho người tiêu dùng cảm thấy có gì đó không được minh bạch. Nhưng người tiêu dùng thì chỉ nhằm vào DN, cho rằng do DN điều chỉnh giá, do DN tăng không đúng lúc, giảm không đúng lúc, chứ người tiêu dùng không thấy đằng sau đó là sự điều hành, điều chỉnh của cơ quan quản lý nhà nước. Vì thế, DN nhiều lúc cũng cảm thấy lúng túng, và cũng có những vấn đề mà DN không được chủ động trong việc điều hành giá cả, trong khi giá xăng dầu là mặt hàng có tính cạnh tranh. Thậm chí, trên thế giới giá xăng dầu biến động hàng ngày, do đó mình áp một cơ chế tương đối tĩnh vào một mặt hàng có tính biến động giá sẽ nên gây ra những bất cập.

* Với những bất cập đó, theo bà cần phải điều chỉnh điều hành thị trường xăng dầu như thế nào?

- Theo tôi Nghị định 84 không cần phải sửa đổi, vì thực tế từ khi ban hành nghị định đến nay đã sửa đổi quá nhiều rồi. Chẳng hạn như chu kỳ giữa hai lần điều chỉnh giá trước quy định là 30 ngày nay chỉ còn 10 ngày, quy định DN được định giá cũng nhiều lần phải tạm dừng… Tức là trên thực tế đã có những điều chỉnh Nghị định 84 rồi. Vì thế theo tôi sửa Nghị định 84 thì cũng rất khó.

Nhưng rất may trong một buổi họp báo Chính phủ gần đây thì Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có thông báo, Chính phủ đang dự thảo Nghị định về quản lý đối với những doanh nghiệp nhà nước lớn, trong đó có hướng là đối với mỗi tập đoàn, tổng công ty quan trọng thì Nhà nước sẽ có Nghị định riêng. Tôi nghĩ hướng này là hướng đúng.

Nếu Chính phủ có Nghị định riêng cho Petrolimex thì Petrolimex sẽ chịu sự ràng buộc bởi rất nhiều quyết định của Chính phủ, như thời gian định giá, về khung phí, hoa hồng cho đại lý... hoặc giao cho Bộ Tài chính, Bộ Công Thương quy định cụ thể những vấn đề này.

Theo tôi, tư tưởng xuyên suốt trong quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu vẫn là theo cơ chế thị trường. Vì thế, những vướng mắc mà do các cửa hàng găm xăng dầu vừa qua là do thời gian điều chỉnh quá dài, chứ nếu hàng ngày điều chỉnh giá thì làm sao mà găm hàng được?

Vì thế mới biết tại sao kinh doanh xăng dầu ở một số nước như châu Âu nhẹ nhàng đến thế, cây xăng này bán một giá, cây xăng kia bán một giá, hôm nay một giá, ngày mai một giá.

* Nếu hoàn toàn theo cơ chế thị trường thìtất cả những quy định trong Nghị định 84 như mức độ tăng giá, chi phí và lãi định mức... cũng không cần thiết, vậy theo bà mức độ can thiệp của Nhà nước sẽ đến đâu?

- Đương nhiên là sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước sẽ ngày càng giảm đi, xu hướng tất yếu phải là như thế. Quản lý theo cơ chế thị trường không có nghĩa là Nhà nước “buông”hoàn toàn, điều này đã được khẳng định qua nhiều lần thảo luận. Bản thân tôi cũng cho rằng,cơ chế thị trường không có nghĩa là Nhà nước không quản lý tí gì. Tùy theo tính chất thị trường mà sự quản lý đó chặt chẽ đến mức nào thôi, chứ không để thị trường hoàn toàn định đoạtgiá xăng dầu.

* Hiện nay thực tế là Petrolimex đang chiếm 48-50% thị phần, có ý kiến cho rằng phải tách Petrolimex ra. Nhưng thử tưởng tượng xem nếu không có một DN chủ đạo trên thị trường thì những nhiệm vụ đáp ứng cho nhu cầu kinh tế- quốc phòng, cho những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa… thì ai sẽ làm việc này. Tuy nhiên, Petrolimex là DN lớn nên trách nhiệm cũng lớn, khi lỗ, thiếu nguồn các DN khác không làm thì Petrolimex vẫn phải làm. Vì thế, dù là DN mạnh nhất nhưng Petrolimex lại lỗ nhiều hơn các DN khác. Theo bà, xử lý vấn đề này như thế nào?

- Các nước đều có vùng xa, vùng khó khăn mà DN đem hàng đến đó phải chịu chi phí rất cao. Nhưng muốn làm được việc đó phải có cơ chế. DN nhà nước hay DN tư nhân khi làm nhiệm vụ xã hội đều được hưởng trợ cấp, trợ phí và vẫn có lãi. Còn chúng ta yêu cầu Petrolimex làm nhiệm vụ xã hội mà lỗ là do chúng ta làm không giỏi, không vận hành theo cơ chế thị trường cho nên Petrolimex vẫn bị người tiêu dùng coi là độc quyền. Doanh nghiệp có tiềm năng mạnh mà lỗ là do điều hành của cơ quan quản lý chứ không phải lỗi của thị trường.

Tôi đồng ý có một công ty hay một tổng công ty vận chuyển xăng dầu đến vùng sâu, vùng xa, chỉ làm nhiệm vụ cung ứng xăng dầu cho vùng bão lụt, cho an ninh-quốc phòng … Điều này hoàn toàn Chính phủ có quyền làm được, nếu như vậy ngân sách nhà nước phải cấp tiền cho họ làm. Còn các DN khác phải tuântheo thị trường. Các DN mua lúc rẻ bán lúc đắt mà có lãi là DN làm ăn đàng hoàng, rất thị trường, không nên trách cứ họ.

Còn về ý kiến tách Petrolimex ra thì tôi cũng còn nhiều phân vân, vì hiện nay còn rất nhiều cơ chế chưa sửa một cách đồng bộ. Do đó nếu chúng ta tách ra thì có thể có cái khó về Chính phủ. Theo tôi nghĩ, vấn đề này nên để Chính phủ cân nhắc. Nhưng về nguyên tắc thì thị trường càng cạnh tranh thì thị phần của DN thống lĩnh sẽ ngày càng phải nhỏ đi, còn thị phần của các DN khác không dùng tiền ngân sách, không dùng vốn nhà nước cấp thì ngày càng phải lớn lên. Khi nguồn đầu tư tư nhân vào thì đầu tư từ Chính phủ sẽ giảm đi, đó là hướng rất là tốt.

* Hiện nay trong Nghị định 84 có quy định, nếu trong thời gian bình ổn giá DN lỗ thì được bù đắp lại chi phí. Tuy nhiên, điều này lại không được thực hiện. Theo bà, có nên kéo dài thời gian bình ổn giá hay không?

- Theo tôi, bình ổn giá không nên tràn lan. Ví dụ như xăng dầu không nên đưa vào mặt hàng bình ổn giá mà thông qua những điều tiết khác, như chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, chính sách tiêu dùng mà thực hiện bình ổn giá. Bình ổn giá không có nghĩa là đưa mặt hàng này, mặt hàng kia vào bình ổn giá, hiểu thế là rất thô thiển. Bình ổn giá là gì, là khi giá cả có đột biến phải đảm bảo mức giá ổn định để cho những người có thu nhập thấp không bị ảnh hưởng, từng thời điểm, từng mặt hàng thôi. Bình ổn giá là phải đưa hàng đến cho người nghèo!

* Có ý kiến cho rằng, ngoài các cơ quan quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu cần có một bộ phận giám sát lĩnh vực này thuộc Quốc hội, theo bà có cần thiết hay không?

- Tôi nghĩ là không nên, nó cồng kềnh, không để làm gì, mà thị trường này được điều chỉnh bằng cơ chế thị trường, được điều chỉnh bằng những quy định liên quan đến cạnh tranh, nếu mình làm tốt những quy định liên quan đến cạnh tranh thì chẳng cần ai giám sát, thị trường nó sẽ giám sát.

* Xin cảm ơn bà!

Thanh Hương thực hiện

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Tin mới nhất

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.
Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động