Thứ hai 23/12/2024 04:13

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng vượt bậc

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 242,19 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 122,36 tỷ USD và nhập khẩu đạt 119,83 tỷ USD - theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố.

Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 122,36 tỷ USD, tăng tới 16,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, khu vực kinh tế trong nước đạt 31,77 tỉ USD, tăng 21,6%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 90,59 tỉ USD, tăng 14,7%, chiếm 74%. Đã có tới 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 86,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỉ USD, chiếm 63,1%.

Xuất khẩu hàng hóa khởi sắc

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 4/2022 ước đạt 32,19 tỉ USD, giảm 1,5% so với tháng trước và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 119,83 tỉ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Có 22 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỉ USD.

Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 4/2022 ước tính xuất siêu 1,07 tỉ USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 2,53 tỉ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,5 tỉ USD).

Trước đó, trao đổi thông tin tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2022 của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: "Điểm đáng ghi nhận của hoạt động xuất khẩu hàng hóa là kim ngạch xuất khẩu tăng cả về lượng và giá ở nhiều nhóm hàng, đặc biệt ở một số nhóm mặt hàng như: nông sản, dầu thô, xăng dầu, phân bón, chất dẻo…".

Đáng chú ý, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đã có thặng dư.

Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có sự phục hồi ấn tượng. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay.

Để tạo động lực cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã giao các đơn vị chức năng tiếp tục nghiên cứu các biến động thị trường, qua đó xây dựng các kịch bản, tham mưu kịp thời cho Chính phủ trong điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Bên cạnh đó, xác định các FTA vẫn là đòn bẩy quan trọng cho hoạt động xuất khẩu thời gian tới, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai tuyên truyền về các lợi thế để doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho biết thêm, để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã xây dựng một số website để đưa thông tin đến với cả các doanh nghiệp, trong đó website của Cục Xúc tiến thương mại, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, một số các cái website chuyên đề các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

Bên cạnh đó, cuối tháng 3 vừa rồi, Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức Lễ ra mắt Cổng thông tin cơ sở dữ liệu thương mại Việt Nam (VNTR).

Cổng thông tin VNTR được Bộ Công Thương xây dựng với sự hỗ trợ của Chính phủ Vương quốc Anh. Đây là nguồn thông tin trực tuyến miễn phí, cung cấp các quy định và thông tin mới nhất về thương mại cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu vào Việt Nam. Cổng thông tin VNTR sẽ giúp thực hiện cam kết của Việt Nam trong ASEAN về cải thiện tính minh bạch của các chính sách và quy định thương mại, tạo thuận lợi cho thương mại khu vực và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn các thông tin về cam kết của Việt Nam liên quan tới thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong khuôn khổ hợp tác ASEAN.

Cổng thông tin VNTR chính thức vận hành tại trang web https://vntr.moit.gov.vn và là một phần của Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN (https://atr.asean.org).

“Website này sẽ góp phần để đưa các cái thông tin liên quan đến các hiệp định thương mại tự do cũng như các chế độ chính sách liên quan đến cơ chế quản lý xuất nhập khẩu đến với các thương nhân” – ông Hải chia sẻ.

Mới đây, Bộ Công Thương cũng công bố Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021. Đây là cẩm nang quan trọng phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024