Thứ hai 25/11/2024 14:35

Kiều hối tăng mạnh: Thêm nguồn cung ngoại tệ

3 tháng đầu năm 2015, lượng kiều hối đổ về TP. Hồ Chí Minh đạt 1,2 tỷ USD, tăng cao hơn quý I/2014 khoảng 200 triệu USD. Nguồn kiều hối tăng trưởng mạnh đã góp phần tạo nguồn cung ngoại tệ dồi dào cho thị trường ngoại hối, nguồn kiều hối cũng đầu tư vào sản xuất- kinh doanh, bất động sản, tiêu dùng…
Nguồn kiều hối tăng trưởng giúp thị trường ngoại tệ thặng dư tốt

Nguồn cung ngoại tệ dồi dào

Theo đánh giá của Công ty Western Union, Việt Nam là 1 trong 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia chuyển tiền kiều hối về Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới khoảng 57% tổng số kiều hối chính thức của cả nước. Tiếp đó là Úc, Canada, Đức, Campuchia và Pháp. 2 năm trở lại đây, hai thị trường mới nổi là Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã tăng trưởng nhanh so với những năm trước.

Kết quả nghiên cứu về kiều hối tại Việt Nam của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho thấy trong 4 năm gần đây, lượng kiều hối về Việt Nam liên tục tăng: Năm 2011 đạt 9 tỷ USD; năm 2012 là 10 tỷ USD; năm 2013 là 11 tỷ USD và năm 2014 đạt 12 tỷ USD. Tính tổng cộng trong giai đoạn từ năm 1991 - 2014, lượng kiều hối chuyển về VN đạt trên 92 tỷ USD, tương đương gần 8% GDP cả nước.

Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, trong 3 tháng/2015 lượng kiều hối chuyển về đạt 1,2 tỷ USD, tăng cao hơn quý I/2014 khoảng 200 triệu USD. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho thấy, có 74,2% lượng kiều hối chảy vào lĩnh vực sản xuất- kinh doanh, 21,8% chảy vào lĩnh vực bất động sản và 4% còn lại là thân nhân gửi về trợ giúp khó khăn cho người thân. Nguồn kiều hối dồi dào giúp thị trường ngoại tệ nói chung có thặng dư tốt trong cán cân thanh toán tổng thể cũng như cán cân thương mại.

Thu hút kiều hối bằng chính sách ổn định

Một trong những nguyên nhân khiến lượng kiều hối liên tục tăng là những năm gần đây, chính sách ổn định tỷ giá USD/VND được Ngân hàng Nhà nước quan tâm chỉ đạo rất chặt chẽ và theo sát thị trường. Chênh lệch lãi suất USD tại Việt Nam với các thị trường quốc tế khác duy trì mức ổn định, người thụ hưởng từ kiều hối vẫn chọn kênh gửi tiết kiệm USD hoặc quy đổi sang VND. Bởi việc huy động VND thời gian qua tăng trưởng mạnh so với huy động bằng ngoại tệ, do chênh lệch lãi suất hấp dẫn ở mức 4 - 5%/năm so với ngoại tệ. Vì thế, các ngân hàng, các công ty kiều hối đã tung ra nhiều khuyến mãi, ưu đãi để thu hút dòng tiền này.

Kiều hối được xem là dòng vốn lớn thứ 2 sau vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và lớn hơn vốn viện trợ phát triển (ODA).

Ngoài ra, ông Nguyễn Hoàng Minh- Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh- cho biết, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng qua các năm gần đây chủ yếu do các chính sách thu hút kiều hối như: mở rộng mạng lưới chuyển tiền, chi trả kiều hối, tạo thuận lợi cho hoạt động gửi tiền về nước của người Việt Nam ở nước ngoài đã phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, những quy định về hoạt động ngoại hối được nhà nước đơn giản hóa cũng góp phần thu hút kiều hối như quy định về thuế được bãi bỏ, không hạn chế số lượng tiền, người nhận kiều hối không phải chịu thuế thu nhập, không bị bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng, người Việt Nam ở nước ngoài còn được tạo điều kiện thuận lợi mua nhà ở và đầu tư trong nước... Phía các ngân hàng thương mại thời gian qua cũng tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại xử lý giao dịch thanh toán chuyển tiền, đáp ứng nhu cầu người dân giao dịch của một cánh nhanh chóng, thuận tiện, an toàn với những giao dịch giá trị lớn.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư