Thứ sáu 22/11/2024 21:48

Kiến nghị bỏ môn thi thứ 4 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, để giảm áp lực cho học sinh, nhiều phụ huynh kiến nghị, nên bỏ môn thi thứ 4 nhằm giảm tải áp lực cho học sinh.

Trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, nhiều phụ huynh có con học lớp 9 nêu đang rất băn khoăn, lo lắng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của con mình. Nhiều ý kiến cho rằng, nên bỏ bài thi thứ 4 để giảm áp lực học tập cho học sinh, hoặc nếu có thì cũng nên công bố sớm môn thi thứ tư để học sinh có thêm thời gian ôn tập, chuẩn bị.

Dự kiến, khoảng tháng 3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố môn thi thứ 4 của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

Ngoài 3 môn chính gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, môn thứ 4 sẽ được lựa chọn một trong 6 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân.

Nhiều ý kiến cho rằng, nên bỏ bài thi thứ 4 để giảm áp lực học tập cho học sinh

Đây là kỳ thi có số lượng học sinh dự thi đông, trong khi chỉ tiêu dành cho các trường THPT chỉ khoảng 60%, nên thông tin về số lượng môn thi luôn được các nhà trường, phụ huynh và học sinh quan tâm theo dõi.

Chị Thu Hường (quận Cầu Giấy, Hà Nội), có con học lớp 9, cho biết, bản thân chị cũng như nhiều phụ huynh như đang “ngồi trên đống lửa” chờ đợi thông tin về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của con chị. Gia đình chị đặt mục tiêu cho con vào học tại Trường THPT Yên Hoà, Cầu Giấy. Tuy nhiên, tỉ lệ trọi tại các trường công khá cao nên chị lo nếu không có sự chuẩn bị ôn tập kỹ trước, đặc biệt là môn thi thứ 4 thì con khó mà đỗ.

"Theo đó, để giảm áp lực cho các học sinh, phụ huynh chúng tôi mong muốn nên bỏ môn thi thứ 4, thi 3 môn Toán, Văn, Anh nhưng không nhân hệ số 2 đối với môn Toán - Văn mà chỉ cộng điểm 3 môn. Hiện tiếng Anh đã trở thành môn phổ cập, do đó, cần công bằng đối với môn thi này" - chị Thu Hường bày tỏ.

Bên cạnh đó, theo chị Thu Hường, việc bỏ môn thi thứ 4 là cần thiết và sẽ giúp học sinh giảm áp lực học tập rất nhiều. Còn nếu vẫn tổ chức thi 4 môn thì cũng nên công bố sớm để phụ huynh và học sinh có thời gian chuẩn bị, sắp xếp ôn tập.

Đồng quan điểm, chị Hồng Vân cho rằng, cuộc thi vào lớp 10 vào các trường THPT công lập là một kỳ thi khó, tỷ lệ trọi cao, trong khi số lượng trường công thì ít và khả năng trúng ở nguyện vọng 2, 3 là khó khả thi.

Nếu như thời điểm trước Tết, học sinh tập trung ôn thi 3 môn chính gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ thì thời điểm sau Tết Nguyên đán, nhiều phụ huynh và học sinh đang mong ngóng môn thi thứ 4 được công bố. Do đó, Sở Giáo dục và Đào tạo nên có công bố sớm phương án để học sinh và phụ huynh có sự chuẩn bị nhằm giảm áp lực cho các con.

Nhiều phụ huynh cho hay, thực tế TP. Hồ Chí Minh từ trước đến nay chỉ thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ nhưng chất lượng dạy và học ở THCS và THPT vẫn không ảnh hưởng. Tương tự, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đề xuất phương án tổ chức 3 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ kỳ thi tuyển sinh lớp 10 nhằm giảm tải áp lực cho các cơ sở giáo dục, phụ huynh, học sinh.

Chia sẻ về vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nêu quan điểm, định hướng giáo dục bậc THPT đang thay đổi theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc thi 4 môn không còn phù hợp với thực tế hiện nay.

Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, nhiều học sinh định hướng chọn theo học khối xã hội khi lên cấp 3, nhưng khi thi vào lớp 10 thì môn thi thứ 4 lại thuộc khối tự nhiên. Điều này khiến học sinh vất vả ôn thi, tốn thời gian, điểm không cao như kỳ vọng, thậm chí có thể trượt lớp 10 vì điểm môn thứ 4 thấp.

Ngoài ra, yêu cầu của kỳ thi là kiểm tra năng lực thực sự của thí sinh, khả năng tư duy, không phải kiểm tra số lượng kiến thức. Vì vậy, khi ra đề, các địa phương chú trọng đưa ra bài toán xem năng lực tư duy của học sinh đến đâu, để các em tự đưa ra phương án tự học, tự suy ngẫm.

Tại Hà Nội, từ năm 2019, kỳ thi tuyển vào lớp 10 THPT công lập sẽ có 4 môn thi, gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn thứ 4 được chọn ngẫu nhiên trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hai năm học 2020-2021 và 2021-2022, TP. Hà Nội đã bỏ môn thi thứ 4.

Nhiều ý kiến đánh giá, việc thi vào lớp 10 bằng 3 môn như các năm trước tại nhiều nơi điểm chuẩn vẫn cao và chất lượng học sinh vẫn được đảm bảo, theo đó, năm nay, các địa phương nên tiếp tục duy trì thi 3 môn để giảm áp lực cho học sinh.

Không đồng tình với việc bỏ môn thi thứ 4, chị Hồng Hà (quận Cầu Giấy) cho rằng, việc Hà Nội tổ chức thi 4 môn có khi lại là lợi thế cho học sinh. Theo thống kê qua một số năm Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 với 4 môn thi thì điểm của môn thứ 4 luôn ở mức cao nhất. Đây cũng là cơ hội "vớt" điểm cho các em.

Cũng có ý kiến cho rằng, từ năm học 2022-2023, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã áp dụng cho lớp 10 với mục đích "giáo dục định hướng nghề nghiệp", học sinh không nhất thiết học cả 6 môn nói trên mà sẽ được chọn 4 môn trong 9 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ, Mĩ thuật, Âm nhạc. Do đó, việc tuyển sinh đầu vào theo hướng yêu cầu học sinh học tất cả các môn là không còn phù hợp.

Thông tin về việc tuyển sinh vào lớp 10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Sở đã xây dựng dự thảo phương án tuyển sinh đầu cấp năm học 2023-2024, trong đó có tuyển sinh vào lớp 10 trình UBND thành phố phê duyệt. Đặc biệt, Sở đã cân nhắc đồng thời mục tiêu vừa không gây áp lực cho học sinh, vừa đảm bảo kiến thức nền tảng để học sinh bước vào cấp học THPT.

Để đảm bảo các mục tiêu đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các nhà trường tiếp tục triển khai dạy theo chương trình sách giáo khoa, đảm bảo không để học sinh học lệch, học tủ.

Ngày 16/2, UBND TP. Hà Nội đã lấy phiếu khảo sát xin ý kiến thầy cô giáo về nội dung thi 3 hay 4 môn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024.

Thông báo ghi rõ: “Để tiếp tục thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở bậc THCS theo quy định của Luật Giáo dục, thầy cô giáo lựa chọn phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024”.

Theo đó, phiếu khảo sát đưa ra 3 phương án khảo sát gồm: Thi 3 môn (toán, ngữ văn, ngoại ngữ); thi 4 môn (toán, ngữ văn, ngoại ngữ và môn thi thứ 4 bằng hình thức bốc thăm) và ý kiến khác.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh'

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay tại Bình Định

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh

Chiến thắng Bình Giã góp phần làm phá sản chiến lược ‘chiến tranh đặc biệt’

Từ năm 2024, bổ sung thêm 2 nhóm giải mới vào Giải Báo chí quốc gia

Phát động giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Nhân sự ngày 21/11: Công bố lí do kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/11/2024: Miền Trung có mưa lớn

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Việt Nam đứng đầu các quốc gia ASEAN về số sinh viên theo học tại Hoa Kỳ

Đoàn công tác Bộ Công Thương dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Quảng Trị

Cục Phòng vệ thương mại khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc’ tại Điện Biên

Tích hợp VNeID lên iHanoi - Điểm nhấn mới trong triển khai Đề án 06/CP

Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50