Thứ ba 24/12/2024 08:03

Kiểm toán nhà nước đồng hành cùng các địa phương trong thực thi công tác quản lý tài chính công

Nhiều địa phương đã thực hiện chi tiêu ngân sách, quản lý tài sản công, tài chính công đúng theo quy định khi có sự đồng hành và tháo gỡ từ Kiểm toán nhà nước

Được xem là bộ phận “gác cửa” cho nền tài chính quốc gia thông qua công tác kiểm toán các khoản chi tiêu ngân sách, sử dụng tài chính công và tài sản công, Kiểm toán nhà nước đã đưa ra các khuyến nghị giúp nhiều địa phương “chi đúng, tiêu đủ” ngân sách, chống thất thoát lãng phí và đặc biệt là hoàn thiện công tác quản lý tài chính công. Và TP. Hồ Chí Minh là một ví dụ.

Gợi mở hướng giải quyết từ những thực tế phát sinh trong công tác kiểm toán

Tại TP. Hồ Chí Minh, địa phương được xem là đầu tàu kinh tế, tạo động lực lan tỏa không chỉ cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà cả nước, thời gian qua, thành phố được Quốc hội trao thêm thẩm quyền và thí điểm các cơ chế đặc thù vượt trội trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung đại diện Kiểm toán nhà nước ký quy chế phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Tây Ninh, Long An vào đầu năm 2024

Theo đánh giá của các chuyên gia và cơ quan quản lý, những cơ chế, chính sách đặc thù mà thành phố được áp dụng đã giúp địa phương tháo gỡ nhiều điểm nghẽn về cơ chế, chính sách; chính quyền thành phố được chủ động, linh hoạt thực hiện các thẩm quyền nhằm khơi thông nguồn lực vốn, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của một đô thị đặc biệt. Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính công nói chung và việc triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù nói riêng đòi hỏi phải có cơ chế kiểm tra, giám sát, tránh nguy cơ tiềm ẩn phát sinh, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực trên địa bàn và trái với các quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Dũng chia sẻ, trong suốt gần 30 năm qua, quá trình thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát và hoàn thiện công tác quản lý tài chính - ngân sách nhà nước của thành phố luôn có sự đồng hành của Kiểm toán nhà nước, mà đại diện và trực tiếp là Kiểm toán nhà nước khu vực IV. Với vai trò kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, bên cạnh việc triển khai kiểm toán theo kế hoạch hằng năm, Kiểm toán nhà nước còn phối hợp triển khai kiểm toán một số nội dung theo đề nghị của thành phố. “Trong quá trình kiểm toán, các Đoàn kiểm toán và Kiểm toán viên nhà nước đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, minh bạch, công khai, lắng nghe, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc phát sinh của thành phố và đưa ra kết luận phù hợp theo quy định, có xem xét đến đặc thù và quy mô riêng của địa phương”- ông Dũng nhấn mạnh.

Thực tế cho thấy, thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã phát hành các báo cáo kiểm toán liên quan việc quản lý, điều hành ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó đã đánh giá, nêu bật được những mặt tích cực của thành phố trong công tác quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách của các cấp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách; hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị được kiểm toán hiểu đúng, hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách; chỉ ra những hạn chế, sai sót cần khắc phục, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhiều khoản chi sai, nhiều khoản thu chưa đúng, chưa đủ. Đồng thời, Kiểm toán nhà nước cũng đã ghi nhận các phát sinh trong thực tiễn điều hành của thành phố, phối hợp với thành phố báo cáo, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách không còn phù hợp với thực tế tại địa phương để hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu quản lý của Trung ương và địa phương.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, các kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã được các cấp chính quyền thành phố quan tâm, sát sao chỉ đạo thực hiện. Qua đó, nhiều sai phạm được khắc phục, nhiều tập thể, cá nhân có sai phạm mà Kiểm toán nhà nước nêu ra trong báo cáo kiểm toán bị kiểm điểm trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, trong năm 2023, thực hiện phiên giải trình với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về “Việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đến hết niên độ ngân sách nhà nước năm 2021”, Kiểm toán nhà nước khu vực IV đã phối hợp chặt chẽ với thành phố rà soát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán ngân sách địa phương và chuyên đề tồn đọng từ nhiều niên độ kiểm toán trước (niên độ 2006-2020), tiếp tục thu hồi vào ngân sách thành phố số tiền hơn 7.531 tỷ đồng; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện kiến nghị kiểm toán, góp phần đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả thực hiện kiến nghị kiểm toán.

Phối hợp chặt chẽ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương quản lý tài chính công

Với mô hình mới “thành phố trong thành phố”, thực hiện Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội, từ năm ngân sách 2022, 16 quận của thành phố trở thành đơn vị dự toán cấp I, ngân sách cấp huyện chỉ còn thành phố Thủ Đức và 05 huyện; để tạo điều kiện, nguồn lực cho các quận - huyện và thành phố Thủ Đức chủ động thực hiện chức năng, các nhiệm vụ được phân công, TP. Hồ Chí Minh phải điều chỉnh phân cấp ngân sách cho phù hợp thực tiễn và quy định. Với kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn được tích lũy, trên cơ sở quy định hiện hành, Kiểm toán nhà nước khu vực IV đã trực tiếp đánh giá sự nỗ lực điều hành ngân sách của thành phố khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị; đồng thời, kiến nghị Thành phố hướng dẫn 16 quận thực hiện các thủ tục về chuyển giao ngân sách theo mô hình chính quyền đô thị, kiến nghị nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cấp có thẩm quyền tăng cường phân cấp quản lý một số nội dung đặc thù trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc khi thực hiện tổ chức chính quyền đô thị mà Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng khẳng định, trong suốt thời gian qua, Kiểm toán nhà nước đã đồng hành, góp phần tích cực cùng với các cấp chính quyền thành phố trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập và điều hành dự toán ngân sách hằng năm, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và lãng phí, phát huy vai trò giám sát của các cấp chính quyền Thành phố đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài chính công và tài sản công. “Kiểm toán nhà nước và thành phố đã có sự phối hợp chặt chẽ thông qua Quy chế phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Quy chế phối hợp được Kiểm toán nhà nước và thành phố tổng kết, đánh giá, cập nhật phù hợp từ thực tiễn được đúc kết và định hướng hoàn thiện công tác kiểm toán theo từng giai đoạn. Đây là nền tảng để Thành phố Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ của Kiểm toán nhà nước tiếp tục đồng hành, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ phối hợp, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài chính công, tài sản công”- ông Dũng nhấn mạnh.

Thùy Linh
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Tin cùng chuyên mục

Hòa Phát góp sức hồi sinh Làng Nủ và Nậm Tông của tỉnh Lào Cai

Phục hồi tái thiết sau thiên tai: Cần nhanh nhất và sớm nhất

Áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão số 10

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/12/2024: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa