Khủng hoảng Hy Lạp và lộ diện ảnh hưởng của nước Đức
Sau khi Hy Lạp nói không với yêu sách của chủ nợ thông qua một cuộc trưng cầu dân ý như một sự khiêu khích toàn bộ châu Âu, hôm 3/7, vị thủ lĩnh của phong trào chống thắt lưng buộc bụng của Tây Ban Nha- Pablo Iglessias đã khuyến nghị dân chúng: “Chúng ta không nên trở thành thuộc địa của Đức”. Và sau cuộc thăm dò dân ý của Hy Lạp, Beptel Grillo- một chính trị gia mỵ dân của Tây Ban Nha - cho rằng: “Đây là thời điểm mà bà Angela Merkel và các chủ ngân hàng phải suy xét lại. Trong mỗi cuộc khủng hoảng mà Angela Merkel nhảy vào như là người cứu vớt, bà toàn dùng những lời hoa mỹ về một Chương trình châu Âu; nhưng thực chất mọi việc, người Đức và những kẻ quan liêu ở Bruxelles đã nắm trong tay tất cả”.
Tại Hy Lạp, trên các áp phích lớn lộ ra khuôn mặt đanh sắc của Bộ trưởng Tài chính Đức - Wolgang Schauble với nội dung khuyến khích người tham gia trưng cầu dân ý hãy nói không với đề xuất của các chủ nợ châu Âu và dòng chú thích: “Họ hút máu các người đã 5 năm trở lại đây, hãy nói không với châu Âu". Một công chức về hưu của Tây Ban Nha tham gia xuống đường biểu tình bênh vực Hy Lạp nói: “Họ miệt thị Hy Lạp bằng cách gửi thông điệp đến các nước Tây Ban Nha, Bồ Đà Nha và Italia rằng đừng vượt quá giới hạn mà họ đã vạch sẵn”.
Sức mạnh của Đức chia châu Âu làm hai: một châu Âu với dân chúng quen thuộc Angela Merkel và một “Cộng hòa thứ 4”. Thông tin mà các nhà chính trị đang rỉ tai nhau là bà Merkel đang gây dựng nền Cộng hòa thứ 4 (Reich thứ 4).
Bây giờ khủng hoảng Hy Lạp là que thử châu Âu chính xác nhất của Merkel. Chính phủ của bà đã đóng vai trò to lớn trong việc thiết định chế độ thắt lưng buộc bụng và các cuộc cải cách nằm trong chương trình Eurozone. Bà cũng là người nói không mạnh nhất trong việc xóa bỏ một phần nợ cho Hy Lạp. Tháng 9 năm ngoái, Thủ tướng Hy Lap lúc đó là Antonis Samaras đã bay sang Berlin hội kiến với Merkel. Tại đây, bà khẳng định: Hy Lạp phải thay đổi chế độ lương hưu, các khoản thuế và cả pháp luật liên quan lao động, ngân hàng và lương cán bộ trong ngân sách biên chế của Nhà Nước. Sau cuộc gặp gỡ này đã tạo điều kiện cho một phong trào mới hình thành chống lại thắt lưng buộc bụng mang tên Syriza. Merkel khăng khăng không xóa nợ cho Hy Lạp và các chính trị gia Đức khuyên Hy Lạp hãy áp dụng ngay cải cách thắt lưng buộc bụng để vực dậy nền kinh tế đang khủng hoảng, vỡ nợ. Syriza thắng cử và Tsipras làm Thủ tướng mới của Hy Lạp và ông đã nói không với các đề xuất của chủ nợ châu Âu.
Hiện tại, khủng hoảng đang leo thang và ảnh hưởng của nước Đức lộ diện rõ ràng hơn.