Thứ bảy 23/11/2024 08:06
Vườn quốc gia U Minh Thượng

Khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam

Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) vừa chính thức trở thành khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam và thứ 2.228 của thế giới. Đây là cơ hội để Việt Nam quảng bá hình ảnh đặc biệt của mình ra cộng đồng thế giới, trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
Xuồng đưa khách vào sâu trong rừng để tham quan Tràm Chim và Đầm Dơi

Theo Công ước Ramsar, Vườn quốc gia U Minh Thượng đạt được những tiêu chuẩn về những loài động thực vật quý hiếm, đặc trưng, điển hình đóng vai trò hỗ trợ cho các hệ sinh thái đang bị đe dọa hay các loài có nguy cơ bị nguy hiểm hay cực kỳ nguy hiểm. Người ta ước tính ở đây có sự hiện diện của 32 loài thú, 186 loài chim, 50 loài bò sát, lưỡng cư, 60 loài cá, 203 loài côn trùng và nhiều loài thủy sinh vật phân bố ở các độ sâu khác nhau trong hệ sinh thái. 72 loài động thực vật quý hiếm được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và Danh mục Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) 2012 như rái cá lông mũi, mèo cá, cầy giông đốm lớn, sóc lửa...

Cảnh quan hấp dẫn nhất, thu hút khách nhiều nhất của vườn chính là trảng chim. Đây được coi như bảo tàng chim lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long với hàng chục vạn con chim đủ loại quy tụ tại đây. Chim tại trảng chim U Minh Thượng có số lượng cao nhất trong tất cả những vườn chim thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong mênh mông của trời nước, du khách được tận hưởng tiếng hót các loài chim và nếu may mắn hơn, bạn sẽ được chứng kiến cảnh đàn sếu đầu đỏ vỗ cánh bay lên trong ánh chiều tà.

Trở thành một khu Ramsar quốc tế, theo Phó giám đốc Vườn quốc gia U Minh Thượng Phạm Quốc Dân, đây cũng là cơ hội để kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc nghiên cứu, bảo tồn và sử dụng bền vững hệ sinh thái đầm lầy ngập nước với thảm thực vật thủy sinh, được xem như hệ sinh thái tiêu biểu của vùng đầm lầy đất than bùn vùng U Minh khi xưa, một trong số ít nơi còn tồn tại đất than bùn ở Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang phải chịu tác động của biến đổi khí hậu thì vùng đầm lầy than bùn lại có ý nghĩa lớn trong việc giảm nhẹ nguy cơ này do có khả năng lưu trữ nước ngọt và ngăn ngừa axit hóa của lớp đất mặt, cao hơn hẳn các loại đất khác.

Trong thời gian tới, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương và Vườn quốc gia U Minh Thượng kêu gọi tài trợ về tài chính và kỹ thuật để triển khai các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi vùng đầm lầy than bùn U Minh, phát triển bền vững du lịch sinh thái bên trong và xung quanh vườn, cũng như giúp thực hiện các chương trình khuyến khích người dân tham gia sử dụng hiệu quả tài nguyên đất ngập nước. Đồng thời, hỗ trợ sinh kế cho người dân, qua đó giảm các hoạt động xâm nhập trái phép vào rừng và tăng trách nhiệm của người dân đối với việc bảo vệ các nguồn tài nguyên nhiên nhiên quý giá tại chính nơi sinh sống của họ.

Vườn quốc gia U Minh Thượng là một trong hai khu vực quan trọng nhất của rừng đầm lầy than bùn còn lại ở Việt Nam (khu vực khác là U Minh Hạ) và được công nhận là một trong ba khu vực ưu tiên cao nhất cho việc bảo tồn đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Làm sao để tour du lịch kiến trúc Đà Lạt không còn dừng lại ở tiềm năng?

Hơn 14,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng 2024