Thứ ba 19/11/2024 23:28

Khói thuốc lá: Nguy hiểm rình rập sau khi tàn thuốc

Khói thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe của người hút trực tiếp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người xung quanh thông qua khói thuốc lá thụ động.

Khói thuốc lá có thể bám trên các bề mặt, đồ vật và vải trong phòng, trên sàn nhà, tường, quần áo, đồ nội thất, đồ chơi, màn, giường và thảm... Ngay cả khi ngừng hút thuốc, dư lượng khói thuốc lá tồn tại trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Nghiên cứu năm 2014 của Đại học California Riverside, Mỹ, cho thấy khói thuốc thụ động có thể tồn tại trên các bề mặt, nhất là vải và đồ nội thất trong 19 tháng.

Khói thuốc lá thụ động xâm nhập vào cơ thể theo ba cách là nuốt, hít và hấp thụ. Bạn có thể nuốt phải nicotine và các hóa chất khác từ khói thuốc lá nếu chạm vào bề mặt có khói thuốc bám và đưa tay lên miệng.

Ngay cả khi không còn ai hút thuốc trong một không gian, dư lượng của khói thuốc vẫn có thể bám trên các bề mặt và gây hại trong thời gian dài. Ảnh: ST

Khói thuốc lá giải phóng các chất gây ô nhiễm vào không khí, mọi người có thể hít phải những chất độc hại này bám trên vải, gối, màn... Nicotine và các hóa chất khác còn sót lại sau khi hút thuốc có thể được hấp thụ qua da. Trẻ em có làn da mỏng hơn nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn.

Khói thuốc thụ động chứa nicotine và các hóa chất như asen, benzen, butan, xyanua, formaldehyde... là chất làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh khác.

Ung thư: Theo đánh giá năm 2014 của Đại học York, Anh, dựa trên 80 nghiên cứu, khói thuốc thụ động có thể phản ứng với các chất ô nhiễm thông thường trong nhà, trong không khí để tạo thành chất độc mới và có khả năng gây bệnh cao hơn. Ví dụ, oxit nitơ (được tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu và phát thải nước thải) khi trộn với các hóa chất trong khói thuốc thụ động tạo ra nitrosamine gây ung thư phổi, gan, miệng, dạ dày và thực quản.

Huyết khối mạch vành: Tiếp xúc với khói thuốc thụ động thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ đông máu. Nghiên cứu năm 2015 của Đại học Khoa học Y tế Western, Mỹ, chỉ ra hút thuốc và tiếp xúc khói thuốc thụ động làm tăng nguy cơ huyết khối mạch vành cấp tính, cản trở lưu lượng máu đến tim và gây đau tim.

Bệnh gan nhiễm mỡ: Hấp thụ khói thuốc lá kích thích tích tụ chất béo trong tế bào gan, làm tăng khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Theo thời gian, bệnh có thể phát triển thành xơ gan, ung thư gan.

Tăng động: Theo thống kê, tại Mỹ, trên 50 trẻ em, hút thuốc thụ động có liên quan đến chứng hiếu động thái quá ở trẻ em. Điều này có thể là do nicotine trong khói thuốc hoạt động như chất kích thích hệ thần kinh trung ương.

Vết thương lâu lành: Nghiên cứu năm 2016 của Đại học California, Mỹ, cho thấy tiếp xúc với chất độc trong khói thuốc lá thụ động trên các bề mặt làm trì hoãn và giảm khả năng lành vết thương do chúng phá vỡ các quá trình tự lành của vết thương thông thường. Hóa chất khói thuốc lá khiến vết thương suy giảm khả năng lắng đọng collagen, thay đổi phản ứng viêm, giảm sự hình thành mạch dẫn đến chậm lành.

Kháng insulin: Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley, Mỹ đã chỉ ra hút thuốc thụ động gây tổn thương oxy hóa và giảm thụ thể insulin trên tế bào tuyến tụy, tăng nguy cơ kháng insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.

Xơ phổi: Hít hoặc nuốt khói thuốc lá thải ra ngoài môi trường ảnh hưởng đến việc sản xuất collagen ở các đường dẫn khí nhỏ hơn (tiểu phế quản) và túi khí (phế nang) của phổi, dẫn đến xơ phổi (các mô dày lên và sẹo ở phổi). Điều này có thể làm tăng thêm các vấn đề về hô hấp ở người hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ nang. Nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của phổi trẻ em.

Để tránh các nguy cơ trên, nên tránh hút thuốc trong nhà hoặc xe hơi, tăng cường nhận thức về mối nguy hại của sản phẩm này. Nếu trong nhà có người hút thuốc, nên thường xuyên vệ sinh tường, đồ dùng, đồ chơi trẻ em, vải... bằng chất tẩy rửa và nước nóng.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, chúng ta nên tránh hút thuốc trong nhà hoặc xe hơi, tăng cường nhận thức về mối nguy hại của sản phẩm này. Đây là cách hiệu quả nhất để bảo vệ những người xung quanh khỏi khói thuốc lá thụ động. Thường xuyên lau chùi nhà cửa, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ các chất độc hại bám trên bề mặt. Đặc biệt là quần áo của người hút thuốc và quần áo của trẻ em phải giặt giũ thường xuyên. Mở cửa sổ để không khí lưu thông, giúp loại bỏ các chất độc hại.

Việc tạo ra một môi trường sống lành mạnh, không khói thuốc là trách nhiệm của mỗi người. Hãy cùng nhau chung tay xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh.

Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Thuốc lá điện tử

Tin cùng chuyên mục

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch