Thứ hai 23/12/2024 00:31

Khởi động dự án tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp lớn

Ngày 15/11 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp với UNIDO tổ chức Hội thảo khởi động dự án tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp lớn (IEEP).

Dự án “Đẩy mạnh hoạt động tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp lớn thông qua hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống và tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”(IEEP) là một hợp phần thuộc chương trình chuyển dịch năng lượng bền vững Việt Nam - EU (SEPT) do Liên minh châu Âu (EU ) tài trợ, được thực hiện bởi Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNIDO) và Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) trong thời gian 5 năm (từ 2023-2027).

Ông Phương Hoàng Kim phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo khởi động, ông Phương Hoàng Kim- Giám đốc Ban quản lý dự án, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững nhấn mạnh: Để thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội, trong hơn 20 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thực thi một loạt các chính sách và chương trình, hành động quan trọng như: Ban hành và triển khai Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cùng với đó là một hệ thống các nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan được ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015 và Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030.

Trong quá trình thực hiện, Chính phủ Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ đáng kể và hiệu quả từ nhiều tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Liên minh châu Âu, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc, các chính phủ Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản... thông qua những gói hỗ trợ về tài chính cũng như việc chuyển giao những kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật tiên tiến đang được ứng dụng ở các nước phát triển.

Việc xây dựng và triển khai thực hiện Dự án IEEP thể hiện nỗ lực của Bộ Công Thương với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNIDO để hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 và tối ưu hóa các hệ thống sử dụng năng lượng chính cũng như tăng cường nguồn nhân lực về kỹ thuật và tài chính để thúc đẩy áp dụng hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống một cách rộng khắp trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.

Toàn cảnh hội thảo

Ông Phương Hoàng Kim cho biết: “Dự án IEEP đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Bộ Công Thương triển khai các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn 2019-2025 với mục tiêu tiết kiệm được từ 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng trên toàn quốc”.

Dự án được triển khai với mục tiêu thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu thị trường và ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp để đạt được kết quả sử dụng năng lượng tốt hơn, giảm phát thải khí nhà kính, giảm phát thải các-bon cũng như nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp Việt Nam.

Đồng thời, đây là dịp để Bộ Công Thương và UNIDO giới thiệu chi tiết về dự án như: Mục tiêu, các kết quả dự kiến, các chương trình hoạt động, cách thức tổ chức thực hiện… tới các đối tác tham gia thực hiện Dự án. Qua đó, các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận Dự án, nắm bắt các thông tin cụ thể hơn về các hỗ trợ từ Dự án.

Bà Kristina Bünde, Trưởng ban Hợp tác, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam chia sẻ: “Chuyển dịch năng lượng bền vững là một trong những ưu tiên của EU trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển xanh và bền vững. Chúng tôi hy vọng, Dự án IEEP- 1 hợp phần thuộc SETP- sẽ giúp Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đạt được những mục tiêu đề ra, cũng như góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết về chuyển dịch năng lượng bền vững và đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050”.

Dự án gồm 3 hợp phần chính: Tăng cường khung thể chế và chính sách; thực hiện các chương trình xây dựng và nâng cao năng lực; thực hiện các dự án về hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống, tập trung vào 10 ngành mục tiêu gồm: Giấy và bột giấy, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, dệt may, sản xuất hóa chất và phân bón, chế biến cao su, luyện lim và thép, xi măng, nhựa và đồ uống.

Ông Sajaya Man Shrestha -Quản lý dự án của UNIDO trình bày mục tiêu, kết quả dự kiến của dự án IEEP

Bà Lê Thị Thanh Thảo, Trưởng đại diện Văn phòng UNIDO chia sẻ, đây là một cách tiếp cận rất tổng quát và có chiều sâu về mặt chuyên môn. UNIDO kỳ vọng sau khi dự án hoàn thành, sẽ góp phần thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý năng lượng kết hợp với tối ưu hóa hệ thống cũng như đóng góp một phần vào các mục tiêu chung đặt ra của Chương trình quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP3) đến năm 2025 và quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng thông qua khuôn khổ JETP.

Tại Việt Nam, dự án IEEP không chỉ góp phần vào các mục tiêu của VNEEP3 và JETP, trong bối cảnh các yêu cầu về giảm phát thảitrong các hoạt động công nghiệp, đặc biệt trong các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng trở nên bắt buộc như: Cơ chế Điều chỉnh Biên giới các-bon (CBAM) của EU, hay dự thảo Chỉ thị về Trách nhiệm tra soát tính bền vững của doanh nghiệp (CSDDD), sẽ tiến tới yêu cầu các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng phi các-bon các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong các ngành thâm dụng nhiều năng lượng.

Bà Lê Thị Thanh Thảo khẳng định: “Việc áp dụng các biện pháp quản lý năng lượng và chuyển đổi năng lượng là một giải pháp chiến lược để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và ngành công nghiệp, góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng bền vững, tuần hoàn, tạo cơ hội thu hút đầu tư và công nghệ hiện đại, tạo việc làm xanh, góp phần chống lại biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”.

Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Phương Hoàng Kim khẳng định: Dự án sẽ tổ chức nhiều sự kiện như các hội thảo nâng cao và các khóa đào tạo về hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 và tối ưu hóa hệ thống cho các chuyên gia trong nước và doanh nghiệp công nghiệp tại một số tỉnh/thành trong cả nước.

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp đến từ các chuyên gia, doanh nghiệp tại Hội thảo khởi động, Ban quản lý dự án sẽ hoàn thiện và cập nhật kế hoạch hành động/kế hoạch thực hiện Dự án.

Chúng tôi hy vọng, với những hỗ trợ kỹ thuật của UNIDO trong quá trình thực hiện, Dự án sẽ đạt được mục tiêu đề ra là thúc đẩy và kích thích sự gia tăng nhu cầu thị trường và ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp cũng như đóng phần vào việc đạt được các mục tiêu của Chương trình VNEEP 3.”- ông Phương Hoàng Kim kỳ vọng.

Hội thảo khởi động dự án IEEP quy tụ 130 đại biểu đến từ: Bộ Công Thương, EU, UNIDO, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các trung tâm tiết kiệm năng lượng trực thuộc Sở Công Thương các tỉnh/thành phố, các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, các ngân hàng, tổ chức tài chính, các hiệp hội, các công ty tư vấn và công ty cung cấp dịch vụ và thiết bị tiết kiệm năng lượng, tổ chức cấp chứng nhận, các doanh nghiệp công nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Hơn 2,6 triệu hộ gia đình miền Trung – Tây Nguyên sử dụng ứng dụng EVNCPC CSKH

Cuba làm gì giữa cơn khủng hoảng điện 'tồi tệ' nhất trong nhiều năm?

Doanh nghiệp sợi Hà Nội tiết kiệm 10,3% điện năng mỗi năm

Hơn 11.300 người lao động ngành điện miền Trung thi đua tiết kiệm điện

Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài: Giảm chi phí nhờ tiết kiệm năng lượng

Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Tăng cường cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm

Phát động cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Phát huy vai trò của truyền thông trong sử dụng năng lượng hiệu quả

Đà Nẵng: Khánh thành trạm hoán đổi pin xe điện hai bánh đầu tiên

Phát động cuộc thi trực tuyến: Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Trao giải cuộc thi viết 'Tiết kiệm điện thành thói quen' năm 2024

Tiết kiệm trên 5,7 tỷ đồng mỗi năm nhờ sử dụng năng lượng hiệu quả

Kinh nghiệm tiết kiệm điện, giảm phát thải từ sản xuất xi măng ở quốc gia tỷ dân

Molex Việt Nam sản xuất xanh nhờ tiết kiệm điện tới 18,2%

Quảng Ninh đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện trong gia đình

Kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng ở Nhà máy Bia Hà Nội – Mê Linh

1 kWh ánh sáng có giá bao nhiêu?