Thứ năm 26/12/2024 09:44

Khởi công thăm dò Bể than sông Hồng

Sáng nay (21/9/2015), tại Thái Bình, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chính thức tổ chức khởi công đề án thăm dò than tại Nam Thịnh - Thái Bình. Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đến tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng (thứ 3 từ bên phải) cùng các đại biểu bấm nút khởi công

Tham dự lễ khởi công còn có Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, đại diện lãnh đạo các cơ quan Bộ, ngành Trung ương, địa phương. Lãnh đạo Tập đoàn, các đơn vị thuộc TKV.

Nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tại các văn bản về việc điều tra, đánh giá, thăm dò và tiến tới thử nghiệm công nghệ khai thác than tại bể than đồng bằng sông Hồng, Tập đoàn TKV đã xem xét, lựa chọn và lập đề án thăm dò than tại khu Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Đề án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò với quy mô 5,29km2; độ sâu thăm dò đến mức -1.200 m. Khối lượng khoan 23 lỗ với tổng số mét khoan là 19.650 m tại hai xã Nam Thịnh và xã Nam Hưng trong vòng 24 tháng (giai đoạn 1), sau đó sẽ tổng hợp, báo cáo trình Hội đồng trữ lượng quốc gia trong khoảng thời gian từ 12-18 tháng (giai đoạn 2). Theo đó các chuyên gia, kỹ thuật sẽ lấy hơn 500 mẫu than, 300 mẫu đá, 240 mẫu khí để phân tích đặc điểm tính chất than - đá theo các chỉ tiêu khác nhau.

Mục đích của đề án là xác định cấu trúc địa tầng, trữ lượng, chất lượng than, đặc điểm điều kiện địa chất kỹ thuật khoáng sản, làm cơ sở để xem xét nghiên cứu lập dự án thử nghiệm công nghệ, dự án khai thác thử nghiệm và tiến tới đầu tư khai thác với quy mô công nghiệp.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại Lễ khởi công, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, bể than đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 3.500 km2, độ sâu đến 3500 m, nằm trong miền võng Hà Nội, trải dài từ Việt Trì - Phú Thọ đến Tiền Hải - Thái Bình. Dự báo có tiềm năng tài nguyên than Abitum rất lớn khoảng 210 tỷ tấn. Trong điều kiện các mỏ than Đông Bắc ngày càng khai thác xuống sâu và đi xa hơn, việc huy động bể than đồng bằng sông Hồng vào thăm dò khai thác theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để phục vụ nhu cầu than cho các ngành kinh tế trong nước là hết sức cần thiết và quan trọng. Đây cũng là tiền đề, mở ra cơ hội phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình nói riêng và đất nước nói chung. Thứ trưởng cũng đề nghị UBND tỉnh Thái Bình, địa phương và các đơn vị liên quan tạo điều kiện giúp đỡ để TKV thực hiện đề án thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên phát biểu

Ông Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình - cho biết, việc Chính phủ cho phép Tập đoàn TKV thăm dò than tại Nam Thịnh sẽ đánh thức nguồn tài nguyên có giá trị góp phần giải quyết khó khăn về than, đảm bảo an ninh năng lượng quốc giá. Đồng thời tạo động lực cho địa phương phát triển kinh tế xã hội. UBND tỉnh cũng cam kết, sẽ chỉ đạo các Ban ngành, địa phương trong tỉnh tạo điều kiện tối đa, đảm bảo an ninh, an toàn, giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân... kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để đề án thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ, đảm bảo vệ sinh môi trường, hệ sinh thái...

Ông Lê Minh Chuẩn - Chủ tịch TKV phát biểu

Sau khi tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương, UBND tỉnh Thái Bình, ông Lê Minh Chuẩn - Chủ tịch HĐTV TKV - đã giao nhiệm vụ cho Ban quản lý dự án, các nhà thầu thi công tập trung tổ chức triển khai khoan thăm dò đúng yêu cầu đề án được phê duyệt một cách an toàn, hiệu quả; phối hợp với các cấp chính quyền địa phương đảm bảo an ninh, trật tự cho công trình, khu dân cư để không ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân trong vùng; kịp thời đề xuất, xử lý nhanh những phát sinh ngoài dự tính nếu có.

Thiết bị khoan thăm dò
Đình Dũng

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày