Khoa học và công nghệ ngành Công Thương: Động lực cho tăng trưởng

Với phương châm khoa học và công nghệ gắn thực tiễn, các nhiệm vụ do Bộ Công Thương quản lý, tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và định hướng rõ ràng.
Khoa học và công nghệ: Yếu tố then chốt phát triển công nghiệp “Sóng” đầu tư vào khoa học và công nghệ Hội thảo “thúc đẩy khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp”

Tạo môi trường thuận lợi trong nghiên cứu, sáng tạo

Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng, đổi mới công nghệ trong ngành Công Thương đã có những bước điều chỉnh nhanh chóng về định hướng cũng như cách thức tổ chức thực hiện, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; hướng tới tiếp thu và làm chủ các công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Khoa học và công nghệ ngành Công Thương - Động lực tăng trưởng mới: Bài 1: Gắn nghiên cứu với thực tiễn
Khoa học và công nghệ ngày càng khẳng định vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ được đổi mới, hoàn thiện theo hướng thực chất, hiệu quả; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tổ chức, giám sát thực hiện; tạo môi trường thuận lợi và cạnh tranh lành mạnh trong nghiên cứu, sáng tạo. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ ngành Công Thương thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn với yêu cầu phát triển ngành và doanh nghiệp; khuyến khích các đơn vị thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc; tạo cơ chế chủ động tìm kiếm thị trường, thực hiện nhiều hợp đồng nghiên cứu, dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp trong ngành, qua đó tăng cường tính gắn kết giữa tổ chức khoa học công nghệ và doanh nghiệp.

Các nghiên cứu tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng.

Nhờ đó, đã thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ, có hiệu quả của khối doanh nghiệp, được minh chứng thông qua tỷ lệ nguồn vốn đối ứng của các đơn vị tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đặc biệt là từ các doanh nghiệp được ứng dụng, chuyển giao công nghệ ngày càng tăng.

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ thông qua đầu tư chiều sâu, tăng cường trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.

Nhờ những tiến bộ trong cơ chế quản lý, tăng cường đầu tư cho tiềm lực và trình độ khoa học và công nghệ, lực lượng khoa học và công nghệ đã đồng hành cùng doanh nghiệp ngành Công Thương để bám sát thực tiễn, đóng góp ngày càng thiết thực hơn cho yêu cầu hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sản phẩm ứng dụng đã đạt được những giải thưởng cao, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo lập vị thế về khoa học của Việt Nam trong khu vực và quốc tế, góp phần phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Khẳng định vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp

Khoa học và công nghệ ngày càng khẳng định vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp ngành Công Thương; tạo đột phá trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường; trong đó nhiều lĩnh vực có hoạt động tích cực như sản xuất thiết bị điện, máy móc, thiết bị khai khoáng... Nhờ đó, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao.

Tiêu biểu như: Trong lĩnh vực năng lượng điện: Các doanh nghiệp đã đặc biệt chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị thông qua nhập khẩu, làm chủ công nghệ mới, tiên tiến của nước ngoài để phục vụ phát triển nguồn điện, lưới điện, hệ thống điều khiển - điều độ - thông tin - viễn thông điện lực trong nước. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã hoàn thành việc triển khai nhiều chương trình/dự án đầu tư, ứng dụng đổi mới công nghệ hiện đại, giúp việc vận hành hệ thống điện của Việt Nam tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới.

Việc ứng dụng khoa học và công nghệ đã giúp nâng công suất tổ máy phát điện đạt 600-660 MW; hệ thống truyền tải không ngừng mở rộng với nhiều đường dây và TBA có cấp điện áp 500 kV, các TBA có công nghệ cách điện bằng khí; chế tạo thành công máy biến áp truyền tải 110 ÷ 500 kV giúp ngành điện chủ động về nguồn cung; hiện nay 43% số máy biến áp trên hệ thống lưới điện của EVN được sản xuất trong nước.

Trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí: Cùng với các đơn vị nghiên cứu, tư vấn trong nước, doanh nghiệp dầu khí Việt Nam đã ứng dụng và làm chủ nhiều công nghệ mới, tiên tiến nhất của thế giới, như: Các công nghệ khoan hiện đại áp dụng tại các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Sư Tử Đen; công nghệ khai thác dầu trong đá móng Granitoid áp dụng tại các mỏ thuộc bể Cửu Long.

Hay, công nghệ làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu (Turbo Expender) giúp nâng cao hiệu suất thu hồi lỏng tại nhà máy xử lý khí; công nghệ CNG nén khí khô vào các bình chứa cao áp; công nghệ nhập, xuất và tồn chứa LPG lạnh... đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho ngành; đặc biệt, đã nghiên cứu, chế tạo và triển khai thành công giàn khoan tự nâng 90m nước... mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa mang tầm khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản: Việc nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ đã góp phần tăng sản lượng than toàn ngành bình quân 9,4%/năm. Trong khai thác hầm lò, mức độ cơ giới hóa và hiện đại hóa được nâng cao thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới như sử dụng vì chống tiên tiến giá khung, giá xích, giàn chống tự hành; khấu than bằng máy khấu, máy bào; đào lò bằng máy khoan tự hành kết hợp với xúc bốc, máy đào lò liên hợp, các loại vì neo bê tông cốt thép, bê tông phun, neo chất dẻo, neo cáp trong đào và chống giữ đường lò.

Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo: Các kết quả nghiên cứu, ứng dụng giúp nội địa hóa nhiều dây chuyền thiết bị công nghiệp thay thế hàng nhập ngoại, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả đơn vị chế tạo và doanh nghiệp sản xuất. Tiêu biểu, các công trình nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy móc và thiết bị công nghiệp, nội địa hóa thiết bị, phụ tùng cho nhiều ngành công nghiệp, như: xi măng, hóa chất, nhiệt điện than, thủy điện, dầu khí, khai khoáng, vật liệu xây dựng... mang lại hiệu quả cao cho cả doanh nghiệp sản xuất và đơn vị chế tạo, được đánh giá cao.

Chẳng hạn như: Công trình “Nghiên cứu, thiết kế ứng dụng vòi phun đốt than bột dạng UD cho lò hơi Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình” đã được giải nhất giải thưởng sáng tạo KH&CN Việt Nam (VIFOTEC); hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW đã đưa vào vận hành thành công tại Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, mang lại hợp đồng kinh tế ~1.184 tỷ đồng cho đơn vị nghiên cứu, mở ra hướng phát triển mới cho ngành cơ khí chế tạo trong nước; Hệ thống băng tải vận chuyển quặng bauxite cho Nhà máy alumin Lâm Đồng và Nhân Cơ.

Trong lĩnh vực hóa dược: Hoạt động khoa học và công nghệ đã mang lại những giá trị thiết thực với nhiều sản phẩm là kết quả nghiên cứu được thương mại hóa, như: viên nang mềm hoạt huyết dưỡng não Cebraton (Công ty Traphaco); sản phẩm thuốc an thần ASAKOYA điều trị mất ngủ (Công ty Dược phẩm Mediplantex); chế phẩm phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc; sản phẩm dầu gấc (Công ty Vimedimex)… có chất lượng tương đương hàng nhập khẩu và giá cả cạnh tranh.

Trong lĩnh vực công nghệ sinh học: Bộ Công Thương đã đạt được nhiều thành công trong việc triển khai các nhiệm vụ, dự án khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme, protein để phát triển ngành công nghiệp chế biến. Nhiều sản phẩm mới có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh so với giá sản phẩm nhập ngoại cùng loại, dần chiếm lĩnh được thị trường tiêu dùng Việt Nam. Thành công của Đề án là tiền đề quan trọng để Đảng và Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh và phát triển ngành công nghiệp sinh học.

Trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao: Thông qua triển khai “Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao”, đã giúp các doanh nghiệp làm chủ, phát triển công nghệ cao, áp dụng/ứng dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất đã làm tăng hiệu quả, đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm trong khi giảm được giá thành khi so sánh với các sản phẩm nhập ngoại, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tạo ra, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp…

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Khoa học và Công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hệ thống VNDirect sẽ được Cục A05 và Cục An toàn thông tin đánh giá trước khi hoạt động trở lại

Hệ thống VNDirect sẽ được Cục A05 và Cục An toàn thông tin đánh giá trước khi hoạt động trở lại

Liên quan đến khắc phục sự cố hệ thống VNDirect, lãnh đạo Cục An toàn thông tin cho biết, sẽ cùng Cục A05 đánh giá an toàn, an ninh mạng khi vận hành trở lại.
Metavertu siêu bảo mật của Vertu khiến giới thượng lưu Việt sẵn sàng chi tiền tỷ sở hữu

Metavertu siêu bảo mật của Vertu khiến giới thượng lưu Việt sẵn sàng chi tiền tỷ sở hữu

Chất liệu quý hiếm, công nghệ bảo mật hàng đầu, nâng tầm giá trị người dùng... là những lý do chính khiến cho giới mộ điệu Việt Nam dần chú ý đến Metavertu.
Quý I/2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông tăng gần 12%

Quý I/2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông tăng gần 12%

Trong 3 tháng đầu năm 2024, doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông ước đạt 971.197 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thống kê từ 27 địa phương cho thấy, có 978 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, trong đó 62% sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Phát triển hoạt động sáng kiến, sáng tạo: Cần gỡ vướng mắc nào?

Phát triển hoạt động sáng kiến, sáng tạo: Cần gỡ vướng mắc nào?

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), năm 2023, cả nước đã có 121.613 giải pháp được đề nghị công nhận sáng kiến, 94.174 sáng kiến được công nhận.

Tin cùng chuyên mục

Xe điện Trung Quốc sẽ chiếm 25% thị phần tại châu Âu trong năm nay?

Xe điện Trung Quốc sẽ chiếm 25% thị phần tại châu Âu trong năm nay?

Các chuyên gia dự báo làn sóng xe điện rẻ từ Trung Quốc sẽ làm hạ giá những dòng xe do các công ty thuộc châu Âu sản xuất.
Gần 126.000 đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đã được xử lý

Gần 126.000 đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đã được xử lý

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Khai mạc hội nghị toàn quốc Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

Khai mạc hội nghị toàn quốc Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

Ngày 29/3 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2024.
Đầu tư an ninh mạng trong tương lai đang gia tăng

Đầu tư an ninh mạng trong tương lai đang gia tăng

Các công ty nhận thức về thách thức bảo mật và đang tăng cường hệ thống phòng thủ của mình, với việc dự kiến sẽ tăng ngân sách an ninh mạng trong 12 tháng tới.
Tăng cường an ninh mạng trong lĩnh vực hàng hải

Tăng cường an ninh mạng trong lĩnh vực hàng hải

Trong bối cảnh các mối đe dọa từ internet với tàu biển ngày càng gia tăng, việc tăng cường an ninh mạng trong lĩnh vực hàng hải được các doanh nghiệp chú trọng.
Thêm giải pháp an ninh mạng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính

Thêm giải pháp an ninh mạng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính

ManageEngine đặt kế hoạch hỗ trợ về công nghệ thông tin cho 500 khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam ở các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm.
Honda Việt Nam triệu hồi hơn 220 xe Gold Wing và CBR1000RR để khắc phục lỗi chết máy, khó khởi động

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 220 xe Gold Wing và CBR1000RR để khắc phục lỗi chết máy, khó khởi động

Honda Việt Nam công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng gây lỗi chết máy và khó khởi động.
Google, Apple có thể phải “tách nhỏ” khi bị các nhà lập pháp điều tra

Google, Apple có thể phải “tách nhỏ” khi bị các nhà lập pháp điều tra

Các ông lớn công nghệ đang đối mặt với nguy cơ phải tách thành các công ty nhỏ khi Hoa Kỳ và châu Âu tiến hành điều tra về các cáo buộc chống cạnh tranh.
Lexus LM 500h hoàn toàn mới giá từ hơn 7 tỷ có gì nổi bật

Lexus LM 500h hoàn toàn mới giá từ hơn 7 tỷ có gì nổi bật

Lexus LM hoàn toàn mới được ra mắt ngày 26/3, đã được cải tiến toàn diện, chỉ sử dụng hệ truyền động hybrid.
Nissan sẽ ra mắt 30 mẫu xe mới, đặt mục tiêu tăng trưởng doanh số 1 triệu xe năm 2027

Nissan sẽ ra mắt 30 mẫu xe mới, đặt mục tiêu tăng trưởng doanh số 1 triệu xe năm 2027

Nissan sẽ ra mắt 30 mẫu xe mới trong 3 năm tới và đặt mục tiêu tăng doanh số bán hàng toàn cầu thêm 1 triệu xe, đồng thời cắt giảm chi phí, cải thiện lợi nhuận.
Vì sao kim ngạch xuất khẩu ô tô Hàn Quốc sụt giảm?

Vì sao kim ngạch xuất khẩu ô tô Hàn Quốc sụt giảm?

Tổng giá trị xuất khẩu ô tô của Hàn Quốc đạt 5,16 tỷ USD trong tháng 2/2024, giảm so với mức 5,59 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Đưa kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Đưa kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều thành tích đáng ghi nhận trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thị trường bưu chính Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng

Thị trường bưu chính Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng

Số doanh nghiệp bưu chính tăng 18 lần (từ 40 lên hơn 700 doanh nghiệp); doanh thu dịch vụ bưu chính tăng 14 lần (từ 4.000 tỷ đồng lên 59.000 tỷ đồng)...
Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe Land Cruiser và Lexus LX600

Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe Land Cruiser và Lexus LX600

Toyota Việt Nam cho biết, hơn 1.300 xe Land Cruiser 300 và Lexus LX600 sẽ được triệu hồi để cập nhật phần mềm điều khiển hộp số tự động.
Lượng xe ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 3 tăng cao

Lượng xe ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 3 tăng cao

Số lượng ô tô nguyên chiếc tiếp tục duy trì ở mức cao trong nửa đầu tháng 3/2024. Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu đã có nhiều khởi sắc kể từ nửa cuối tháng 2.
Hướng đi mới trong sản xuất giấy bao gói thực phẩm

Hướng đi mới trong sản xuất giấy bao gói thực phẩm

Một nghiên cứu mở ra triển vọng sản xuất nanocellulose và nanochitosan thương phẩm từ nguồn nguyên liệu trong nước, để ứng dụng sản xuất giấy bao gói thực phẩm.
Apple bị kiện vì độc quyền iPhone trên thị trường Hoa Kỳ

Apple bị kiện vì độc quyền iPhone trên thị trường Hoa Kỳ

Ngày 21/3, Bộ Tư pháp và nhiều bang của Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện chống lại tập đoàn Apple cáo buộc tập đoàn này độc quyền bất hợp pháp thị trường.
Mỹ: Đường sắt trên Mặt Trăng có thể đóng góp vào nền kinh tế vũ trụ

Mỹ: Đường sắt trên Mặt Trăng có thể đóng góp vào nền kinh tế vũ trụ

Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến Mỹ (DARPA) đang thúc đẩy phát triển ý tưởng xây đường sắt trên Mặt Trăng.
Tập đoàn Intel chuẩn bị đầu tư 100 tỷ USD khắp 4 bang của Hoa Kỳ

Tập đoàn Intel chuẩn bị đầu tư 100 tỷ USD khắp 4 bang của Hoa Kỳ

Intel có kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD trên khắp 4 bang của Hoa Kỳ để xây dựng và mở rộng nhà máy sau khi được 19,5 tỷ USD tiền tài trợ và khoản vay liên bang.
Xe điện Vinfast mở rộng thị trường sang Tây Thái Bình Dương

Xe điện Vinfast mở rộng thị trường sang Tây Thái Bình Dương

Ngày 20/3, VinFast Auto ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Guam AutoSpot việc phân phối xe điện VinFast tại thị trường vùng Micronesia, Tây Thái Bình Dương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động