Khoa học và công nghệ mỏ, luyện kim: Bước chuyển mình mạnh mẽ

Nhờ bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, ngành KHCN mỏ, luyện kim đã có những bước tiến vượt bậc trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.
Ngành Công Thương: Khoa học và công nghệ tạo đòn bẩy đưa năng suất, chất lượng bứt phá
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim kỷ niệm 55 năm thành lập

Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS. Đào Duy Anh – Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (Vimluki).

Thưa ông, sau khi Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 (NQ 20) Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được ban hành, đến nay khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khai thác, làm giàu khoáng sản và luyện kim đã có những bước tiến như thế nào?

Khoa học và công nghệ mỏ, luyện kim: Bước chuyển mình mạnh mẽ
TS. Đào Duy Anh chia sẻ về sự thay đổi của Vimluki nhờ bám sát các chủ trương, chính sách về KHCN

Khai thác, làm giàu khoáng sản và luyện kim là ngành công nghiệp cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác, có vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp và kinh tế đất nước.

Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, trong đó, lấy trọng tâm là các đơn vị hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, các nhiệm vụ khoa học, công nghệ tập trung vào công tác xây dựng chính sách, công cụ quản lý, thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, thiết bị trong các doanh nghiệp đang hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản như: Nghiên cứu, tham mưu các cấp quản lý đưa ra cơ chế, chính sách với các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ để các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản mới sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, thân thiện môi trường…; nghiên cứu-phát triển (R-D) khoa học, công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản. Từ đó, đã từng bước thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của khoa học và công nghệ đối với phát triển, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp từ mọi thành phần kinh tế vào công tác R-D, khoa học, công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản.

Sau 10 năm triển khai nội dung NQ20, khoa học, công nghệ đã thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng chuyển biến rõ rệt về trình độ công nghệ, thiết bị nói chung. Qua đó, hình thành nhiều tổ hợp khai thác, chế biến khoáng công suất lớn, có công nghệ, thiết bị và trình độ quản trị hiện đại, hội nhập nền công nghiệp 4.0. Phát triển bền vững, sản xuất xanh, hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số trong hoạt động quản trị, sản xuất kinh doanh…dần trở thành nhu cầu tự thân của các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng để có thể tồn tại trong môi trường, bối cảnh cạnh tranh mới.

Là đơn vị nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ mỏ - luyện kim, thời gian qua Vimluki đã triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học gắn với sự phát triển của ngành Công Thương thế nào, thưa ông?

Hoạt động nghiên cứu triển khai (R-D), khoa học và công nghệ của Vimluki luôn bám sát định hướng phát triển khoa học và công nghệ, phát triển ngành Công Thương, ngành công nghiệp Mỏ của Đảng, Chính phủ và Bộ Công Thương. Từ đó, xây dựng các định hướng R-D phù hợp để tham gia các Chương trình, Đề án khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo đó, các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của Vimluki có 02 trọng tâm chính: Trước hết, R-D khoa học, công nghệ để xây dựng các luận cứ, công cụ quản lý.... giúp các cấp lãnh đạo trong quản lý, phát triển ngành, lĩnh vực như: Xây dựng các quy hoạch, chiến lược, định hướng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho ngành, lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, sản xuất.

Công tác R-D của Vimluki vừa có tính chất đón đầu xu hướng khoa học, công nghệ, vừa giải quyết các nhiệm vụ xuất phát từ nhu cầu của thực tế sản xuất. Đồng thời, song hành cùng các doanh nghiệp trong mục tiêu đổi mới công nghệ, thiết bị, quản trị ở các doanh nghiệp đang hoạt động và phát triển các doanh nghiệp mới có công nghệ, thiết bị hiện đại, trình độ quản trị tiên tiến. Do đó, trong 10 năm qua, hầu hết các dự án triển khai về khai thác mỏ, tuyển khoáng, luyện kim lớn của đất nước đều có sự tham gia của Vimluki.

Bên cạnh đó, thông qua các Dự án đầu tư nâng cấp trang thiết bị nghiên cứu và các nhiệm vụ khoa học, công nghệ, Vimluki đã sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí nhà nước để nâng cao tiềm lực về trang thiết bị nghiên cứu. Đồng thời, tập trung R-D các công nghệ, thiết bị mới, đẩy mạnh hợp tác quốc tế..., chuyển giao cho các đơn vị trong nước nhằm phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng của Việt Nam từng bước trở thành ngành công nghiệp xanh, phát triển theo mô hình nền kinh tế tuần hoàn.

Ông có thể cho biết, đâu là khó khăn trong việc triển khai thực hiện các đề tài và chuyển giao công nghệ?

Trong những năm qua, từ chủ trương của NQ20, nhiều cơ chế, chính sách được triển khai...đã tạo thuận lợi cho công tác R-D, khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, thực hiện R-D khoa học, công nghệ cho lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng vẫn còn một số bất cập.

Khoa học và công nghệ mỏ, luyện kim: Bước chuyển mình mạnh mẽ
Nhiều hội thảo khoa học được Vimluki tổ chức thường xuyên

Cụ thể, khai thác, chế biến khoáng sản là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu cho các ngành công nghiệp khác.

Tuy nhiên, hiện cả nước chưa có một phòng thí nghiệm đồng bộ, đạt chuẩn quốc gia cho lĩnh vực công nghiệp này. Điều này đã làm hạn chế đóng góp của khoa học và công nghệ đối với phát triển ngành và khả năng hội nhập với khu vực và thế giới.

Cùng với đó là bất cập trong yêu cầu đơn vị khoa học, công nghệ công lập hoạt động theo mô hình tự chủ như: (i)- Mọi hoạt động khoa học, công nghệ được ưu tiên tạo ra nguồn thu ngay để duy trì hoạt động của tổ chức, những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu đón đầu xu hướng mang tính dẫn dắt khoa học, công nghệ ngành bị hạn chế phát triển; (ii)- Khả năng tự nâng cao tiềm lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu và tiềm lực con người như đào tạo phát triển nhân lực, đặc biệt là nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao rất hạn chế, trong khi sự chuyển dịch nhân lực có trình độ cao sang các thành phần kinh tế khác có khả năng đãi ngộ tốt hơn ngày càng tăng, dẫn tới thực trạng suy giảm nhân lực nói riêng và suy yếu tiềm lực của các tổ chức sự nghiệp khoa học, công nghệ nói chung; (iii)-Việc áp các quy định về thuế và nghĩa vụ tài chính của các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ như các doanh nghiệp thông thường làm mất khả năng phát triển của tổ chức khoa học, công nghệ.

Bên cạnh đó, các quy định hiện hành về khoa học và công nghệ chưa khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Yêu cầu có doanh nghiệp tham gia, đối ứng trong triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ có khả năng gây tranh chấp về sở hữu sản phẩm khoa học, công nghệ cũng như tài sản hình thành.

Theo ông, để khoa học, công nghệ thực sự là động lực, nền tảng cho phát triển kinh tế, chúng ta cần phải có những cơ chế chính sách nào, thưa ông?

Trước hết, cần tăng quyền tự chủ về tổ chức, nhân sự và tài chính (đặc biệt là đãi ngộ cho cán bộ khoa học, công nghệ có trình độ cao) cho các tổ chức sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập, kể cả các tổ chức mới tự chủ một phần chi thường xuyên do mức chi này cố định và luôn theo xu hưởng giảm theo từng năm.

Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ thường xuyên để nâng cao tiềm lực cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu, đào tạo cán bộ khoa học, công nghệ... Thành lập quỹ đầu tư rủi ro cho khoa học, công nghệ và cụ thể hóa các quy định để vừa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Nhà nước, của tổ chức khoa học và công nghệ cũng như khuyến khích sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân vào R-D khoa học, công nghệ.

Cuối cùng, Nhà nước cần đặt hàng những nhiệm vụ khoa học, công nghệ mang tính đón đầu xu thế công nghệ, dẫn dắt sự phát triển ngành, lĩnh vực, song song, với tuyển chọn các nhiệm vụ do các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ đề xuất.

Xin cảm ơn ông!

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 11, cả nước nhập khẩu hơn 10.000 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 212,71 triệu USD.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Sáng 21/11, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ 26-28/11 tại Hải Phòng.
Cận cảnh

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Tối 19/11, hình ảnh về chiếc máy bay cỡ lớn có hình dạng như cá voi đã xuất hiện tại sân bay Nội Bài, TP. Hà Nội, gây chú ý nhiều người theo dõi.
Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Lô xe Omoda C5 đầu tiên hoàn tất thủ tục thông quan tại cảng Hải Phòng vào sáng nay và chính thức chuyển giao cho nhà phân phối Omoda & Jaecoo Việt Nam.
Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Dù được phân phối gần 10 năm nay, nhiên liệu sinh học RON 92 E5 vẫn chưa được nhiều chủ sở hữu phương tiện sử dụng vì chưa hiểu rõ về loại xăng này.

Tin cùng chuyên mục

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đang thực hiện giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp.
ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024-2025. Đây là cuộc thi thường niên dành cho sinh viên chuyên ngành công nghệ toàn thế giới.
VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Công ty Cổ phần VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) vào top 10 thế giới ở hạng mục nhận diện khuôn mặt Mugshot Webcam
Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

Volvo Cars đã chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 sau khi hoàn thiện dải sản phẩm Plug-in Hybrid.
40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

Kể từ sản phẩm đầu tiên mang mã hiệu 450AT+ ra đời năm 1984, công nghệ APC UPS liên tục được đổi mới sáng tạo.
VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

VinFast VF 3 “độ” màu sắc, trang trí bắt mắt đã được lan tỏa rất mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội, tạo nên một cộng đồng người dùng sôi nổi.
MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) hợp tác cùng Backbase với sự hỗ trợ triển khai từ SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác.
Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Khi cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tăng tốc, nhân tài sẽ là yếu tố tạo nên sự khác biệt chính cho các công ty. Hiện đang thiếu nhân tài ở lĩnh vực này.
Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nếu các công cụ trí tuệ nhân tạo (Al) được ứng dụng rộng rãi, lợi ích kinh tế từ Al ước tính lên tới 79,3 tỷ USD cho các doanh nghiệp Việt Nam vào năm 2030.
Nguy cơ an ninh mạng vẫn là

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Việc cảnh báo giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức và chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi hiện là nhiệm vụ cấp bách.
Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Trong tháng 10/2024, Toyota bán ra thị trường 8.736 xe, đạt kỷ lục doanh số kể từ đầu năm 2024 đến nay và gia tăng khoảng cách với các đối thủ xếp sau.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Dự báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần 19.500 máy bay mới vào năm 2043, đồng thời, lưu lượng hành khách sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,8%.
Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Ra mắt thị trường Việt hồi tháng 9/2023 bằng hình thức nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia, Toyota Yaris Cross ghi dấu ấn với khách hàng bằng thiết kế hiện đại.
Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Nhiều mẫu xe lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu đang được ưu đãi để thu hút khách hàng, kích cầu thị trường dịp mua sắm cuối năm.
Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại một số tỉnh thành, tiến tới mở rộng quy mô lớn tại Việt Nam và thị trường quốc tế.
Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

Về doanh số thị trường ô tô tháng 10 vừa qua, Mitsubishi Xpander vẫn là chiếc xe bán chạy nhất; trong khi Honda Accord bán chậm nhất chỉ với 4 chiếc bán ra.
VinFast sẽ được

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Công ty VinFast nhận hỗ trợ tài chính từ Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng nhằm dự phòng nguồn vốn, tập trung bứt phá.
Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Cục Quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA) tiến hành điều tra 1,4 triệu ô tô Honda do lỗi liên quan đến động cơ xe.
Đầu máy cũ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Việc cải tạo động cơ cho đầu máy D13E nhận được nhiều đánh giá tích cực nhờ những cải tiến đáng kể trong vận hành và tiết kiệm chi phí cho ngành đường sắt.
Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Thị trường ô tô tiếp tục sôi động trong những tháng cuối năm. Triển lãm ô tô Việt Nam vào cuối tháng 10 khiến doanh số tiêu thụ ô tô của các hãng tăng trưởng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động