Chủ nhật 22/12/2024 14:54

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế

Ngày 18/5, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ kỷ niệm chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022.

Động lực then chốt của sự nghiệp đổi mới và phát triển

Ngày Khoa học và Công nghệ năm nay, Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội” với mong muốn ngành khoa học và công nghệ Việt Nam sẽ có đóng góp thiết thực mạnh mẽ hơn, khẳng định được vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng đất nước, phục hồi nền kinh tế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng tặng hoa và trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho các nhà khoa học

Từ năm 2014 đến nay, Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 đã trở thành ngày truyền thống, ngày hội của ngành khoa học và công nghệ. Đây là dịp để các bộ, ngành, địa phương; các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp tổ chức hoạt động phổ biến, giới thiệu các cơ chế, chính sách mới về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đồng thời, giới thiệu thành tựu nổi bật của khoa học và công nghệ; góp phần khẳng định vị trí, vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng là dịp để tôn vinh, ghi nhận đóng góp của cộng đồng khoa học và công nghệ đối với đất nước.

Những năm qua, khoa học và công nghệ không chỉ khẳng định vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà còn trở thành động lực then chốt của sự nghiệp đổi mới và phát triển. Đảng và Nhà nước luôn xác định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ đã được tập trung hoàn thiện với nhiều quy định tiến bộ và đổi mới để khoa học và công nghệ thực sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 nhấn mạnh, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Gần đây nhất, Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 được ban hành ngày 11/5/2022 với mục tiêu đến năm 2030, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần quyết định đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Bên cạnh đó, góp phần phát triển toàn diện văn hóa, xã hội, con người, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam; tiềm lực, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt trình độ quốc tế.

Nâng cao tiềm lực, trình độ khoa học và công nghệ

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cùng các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ tiếp tục kiên trì đổi mới tư duy, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp lớn về phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia,

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng: ngành khoa học và công nghệ sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới

Đồng thời, đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ; nâng cao tiềm lực và trình độ khoa học và công nghệ; thu hút nguồn lực; phát triển các tổ chức nghiên cứu mạnh; thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo; thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế.

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và giữa các cấp trong phát triển và ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; khai thác lợi thế, chia sẻ kinh nghiệm và tận dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, cũng như chủ động nắm rõ các xu thế khoa học và công nghệ trên thế giới để có giải pháp vận dụng hiệu quả vào Việt Nam.

Chia sẻ về Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 dành cho các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho hay, trong những năm vừa qua, khoa học cơ bản đã được quan tâm đầu tư, trong đó phải kể đến chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản thông qua Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia được triển khai từ năm 2009.

Khoa học cơ bản của Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tựu nổi bật. Các nhà khoa học được trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu hôm nay và trong các năm vừa qua là minh chứng rõ nét cho những thành tựu đó.

Cụ thể, năm 2022, Giải thưởng được trao cho 02 nhà khoa học, gồm: GS. TSKH Ngô Việt Trung, Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, lĩnh vực Toán học với công trình: “Depth functions of symbolic powers of homogeneous ideals” và PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ Thu, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, lĩnh vực Hóa học với công trình: “Tailoring the Hard−Soft Interface with Dynamic Diels−Alder Linkages in Polyurethanes: Toward Superior Mechanical Properties and Healability at Mild Temperature”.

"Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ chú trọng đầu tư đúng mức cho nghiên cứu cơ bản, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp khoa học và công nghệ đầu tư cho nghiên cứu, đồng thời, kiện toàn hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ theo hướng khuyến khích tự chủ, đẩy mạnh kết nối giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp; tạo điều kiện để nghiên cứu cơ bản thực sự là nền tảng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước bền vững đi lên" - Thứ trưởng Trần Văn Tùng chia sẻ thêm.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Khoa học và Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng quy mô, chiều sâu

Triển lãm Quốc phòng: Bắt gặp mẫu siêu xe điện Jaguar I-Pace thuộc sở hữu của Đại sứ quán Anh

Lý do tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng VinFast VF 8 với dịch vụ taxi Xanh SM Luxury

Hai hãng ô tô Honda và Nissan sắp về chung một nhà?

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về xếp hạng chỉ số dịch vụ công trực tuyến

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Ô tô nhập khẩu tăng mạnh, 11 tháng đạt gần 161.000 xe

Mẫu sedan hạng sang Audi A6 phiên bản mới tại thị trường Việt Nam có giá bán lẻ từ 2,299 tỷ đồng

Dự đoán thị trường ô tô: Khi nào giá xe điện bằng giá xe xăng?

Subaru Crosstrek giành giải “Ô tô của năm 2024” phân khúc Crossover B+/C-

Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Camry 2024 chính thức có giá bán, bản cao nhất hơn 1,5 tỷ đồng

Toyota tham gia thị trường xe điện bằng chiếc xe dựa trên nền tảng Suzuki

LETCO góp phần hiện thực hoá mục tiêu chiến lược khoa học, công nghệ ngành Công Thương

Công bố chương trình khoa học và công nghệ Net Zero: Kỳ vọng tạo ra các giải pháp đột phá

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Khấu hao pin xe điện: Vấn đề lớn nhưng có hy vọng từ nghiên cứu mới

VinFast đạt kỷ lục bàn giao hơn 16.000 ô tô điện trong tháng 11/2024