Chủ nhật 22/12/2024 23:36

Khó khăn trong chuyển đổi mô hình trung tâm khuyến công theo hướng tự chủ

Chính phủ chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi mô hình trung tâm khuyến công theo hướng tự chủ, tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Đình Thắng- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, ngành Công Thương trên cả nước đang nỗ lực triển khai chủ trương đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, trong đó có trung tâm khuyến công.

Theo thống kê, cả nước hiện có 60/63 tỉnh, thành phố đã lập các đơn vị sự nghiệp công, trực thuộc Sở Công Thương thực hiện chức năng nhiệm vụ về hoạt động khuyến công (trung tâm); 3/63 đơn vị thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư, khuyến công và xúc tiến thương mại, du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc UBND tỉnh. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương trung tâm thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, như: Khuyến công, xúc tiến thương mại, tiết kiệm năng lượng, tư vấn phát triển công nghiệp...

Riêng đối với khu vực phía Bắc, tính đến tháng 6/2024 có 11/28 trung tâm thực hiện nhiệm vụ khuyến công, tiết kiệm năng lượng, tư vấn phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất và tiêu dùng bền vững; 15/28 trung tâm thực hiện thêm nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, xúc tiến công thương; 2/28 đơn vị sát nhập vào trung tâm xúc tiến-đầu tư-du lịch trực thuộc tỉnh.

Tự chủ tài chính giúp Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội chủ động hơn trong triển khai các đề án. Ảnh: Cấn Dũng

Về phía Hà Nội, ông Thắng cũng thông tin, thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP, thành phố đã tiến hành giao tự chủ tài chính cho Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội (trung tâm khuyến công) giai đoạn 2023-2024.

Sở Công Thương cũng giao trung tâm khuyến công xây dựng kế hoạch, chương trình nhiệm vụ trọng tâm hàng năm, phấn đấu nâng mức tự chủ tài chính theo lộ trình kế hoạch đề ra, thực hiện đổi mới hệ thống và nâng cao chất lượng hoạt động quản lý sự nghiệp công; chủ động sắp xếp kiện toàn bộ máy tổ chức tinh gọn, giảm biên chế; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức quản trị quốc tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, tăng nguồn thu từ sự nghiệp này.

Đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng viên chức, người lao động phù hợp với nhu cầu thực tiễn, nhiệm vụ mới…

Thực tế việc triển khai cho thấy, giao nhiệm vụ tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập đã giúp giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, tuy nhiên vẫn gặp phải nhiều khó khăn cần có giải pháp đồng bộ để tháo gỡ”, ông Thắng nói.

Cụ thể, tổ chức bộ máy trung tâm của các tỉnh, thành phố chưa thống nhất. Việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức của vài địa phương theo hướng sát nhập đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ khuyến công của Sở Công Thương vào đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh gây xáo trộn trong tâm lý cán bộ, viên chức. Đồng thời, làm “vỡ” tính thống nhất trong tổ chức hệ thống khuyến công đã được quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các đề án khuyến công.

Các văn bản quy phạm pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập chậm được ban hành, chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung. Cùng đó, việc triển khai danh mục dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực Công Thương, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước còn chậm.

Bên cạnh đó, nhận thức, trình độ, tư duy, năng lực quản trị và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công nhìn chung còn yếu, chậm đổi mới, còn tư tưởng ỷ lại vào bao cấp của nhà nước. Thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu chưa được quy định rõ ràng, chưa xây dựng tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ gắn với chất lượng hoạt động của các trung tâm. Một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn còn có sự chồng chéo, giao thoa đối với một số ngành, lĩnh vực.

Để tháo gỡ những “nút thắt” trên, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội kiến nghị, Quốc hội, Chính phủ: Đối với đơn vị tự chủ về tài chính được trả lương theo kết quả hoạt động. Đơn vị tự đảm bảo 1 phần chi thường xuyên thực hiện trả lương ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo quy định hiện hành. Đối với phần tăng thu, tiết kiệm chi được trích lập các quỹ bổ sung, phát triển cho hoạt động sự nghiệp. Sửa đổi bổ sung quy định về mức độ chi theo mức độ tự chủ tài chính của đơn vị.

Nghị định số 60/2021 của Chính phủ quy định việc phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công trên cơ sở tách bạch rõ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do nhà nước giao và hoạt động kinh doanh dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công.

Đối với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội đề nghị: Rà soát, sớm trình cấp có thẩm quyền ban hành quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện quyết liệt, sắp xếp giải thể, sát nhập, tinh giảm biên chế, đồng thời khẩn trương ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; ban hành định mức kỹ thuật làm cơ sở cho việc xác định giá dịch vụ sự nghiệp công, làm cơ sở để triển khai thực hiện và tiến tới tự chủ theo chủ trương của Đảng và Nhà nước; tăng cường công tác hỗ trợ và nâng cao năng lực của tổ chức bộ máy, các đơn vị sự nghiệp công là trung tâm khuyến công toàn quốc.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN