Thứ bảy 19/04/2025 05:41

Khám phá làng lụa đầu tiên của Việt Nam lọt top thế giới

Làng lụa Vạn Phúc là làng nghề truyền thống đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo trên toàn thế giới.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) là một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất của Việt Nam. Đây là làng nghề dệt lụa truyền thống đã được công nhận kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng.

Tháng 2/2025, làng lụa Vạn Phúc cũng đã đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn của Hội đồng Thủ công Thế giới dựa trên 4 trụ cột: Kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Sau quá trình thẩm định và đánh giá, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã chính thức được công nhận là thành viên thứ 68 của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo trên toàn thế giới.

Sản phẩm đặc trưng của làng nghề Vạn Phúc là những sản phẩm lụa tơ tằm như: Lụa hoa, lụa trơn, lụa se, với nhiều hoa văn phong phú từ truyền thống đến hiện đại. Để bắt kịp xu hướng thị trường và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, ở làng lụa Vạn Phúc, các trang phục áo may sẵn, các sản phẩm từ lụa như khăn, mũ, cà vạt, túi xách... đều được dệt thủ công với những công đoạn tỷ mỷ, cẩn thận.

Với xu hướng kết hợp hài hòa giữa nét xưa và hiện đại, bên cạnh những xấp gấm, lụa, các cửa hàng đều bày bán trang phục với kiểu dáng phong phú tạo nhiều cơ hội để du khách lựa chọn, mua sắm.

Theo ghi nhận của phóng viên, dù là ngày lễ hay ngày thường, làng lụa Vạn Phúc vẫn thu hút rất nhiều người dân tại Thành phố Hà Nội cũng như du khách thập phương đến thăm quan, mua sắm. Trong đó, có rất nhiều khách du lịch nước ngoài đến để checkin và tìm hiểu về nét đẹp văn hoá làng nghề dệt lụa của Việt Nam.

Sự quan tâm của người dân đối với làng lụa Vạn Phúc không chỉ thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của làng nghề Việt Nam trong thời đại mới.

Những hình ảnh phóng viên ghi nhận được tại làng lụa Vạn Phúc:

Cổng vào làng lụa Vạn Phúc luôn tấp nập người qua, kẻ lại.
Những người tìm về đây một phần để tham quan, phần khác để mua sắm các sản phẩm từ lụa.
Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên là con phố được trang trí bằng nhiều chiếc ô với đủ màu sắc.
Phía bên trong làng là các ki ốt bán quần áo san sát nhau.
Những chiếc áo dài với đủ màu sắc cho khách hàng lựa chọn.
Dù là ngày thường hay ngày lễ, vẫn có rất đông người dân tới làng lụa Vạn Phúc thăm quan, mua sắm.
Một số chủ hàng đem quần áo ra bày trước cửa ki ốt.
Không có chỉ có trang phục dành cho người lớn, các sản phẩm quần áo trẻ em dệt từ lụa cũng được các thương nhân bày bán.
Khách hàng có thể lựa chọn trang phục tuỳ theo điều kiện kinh tế và sở thích của mình.
Các cửa hàng bán sản phẩm quần áo dệt từ lụa mọc lên san sát nhau, trở thành nét văn hoá riêng của cả khu phố.
Ngoài quần áo, làng lụa Vạn Phúc còn bán và trưng bày nhiều sản phẩm thủ công, mỹ nghệ rất đẹp mắt.
Các loại túi xách, hộp bút, đồ dùng cá nhân được bày bán đa dạng.
Những xấp vải đủ màu sắc, kích cỡ cũng được thương nhân giới thiệu tới khách hàng.
Chợ lụa Vạn Phúc là nơi du khách có thể tham quan, chụp ảnh và mua sắm theo nhu cầu.
Một xưởng dệt lụa tại Vạn Phúc cho khách vào tham quan miễn phí.
Trong xưởng có rất nhiều máy móc phục vụ việc dệt lụa.
Công đoạn dệt diễn ra sau khi đã mắc cửi, nối cửi xong.
Các sợi tơ sẽ được dệt thành lụa thô.
Các tấm lụa thô sau đó sẽ được mang đi nhuộm màu.
Trong khuôn viên làng lụa Vạn Phúc còn có đền thờ tổ nghề để tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân.
Không gian trưng bày các sản phẩm từ lụa và đồ thủ công mỹ nghệ của một công ty.
Gian trưng bày này có đầy đủ các sản phẩm, từ tấm lụa nguyên bản, khăn lụa, cà vạt...
Những tấm lụa với hoa văn, màu sắc tinh xảo nằm gọn gàng trong gian trưng bày.
Những chiếc túi được dệt, thêu hoa văn tỷ mỷ bắt mắt.
Guồng quay tơ được trưng bày phục vụ khách tham quan.
Du khách nước ngoài hào hứng với các sản phẩm lụa truyền thống.
Các cung đường xung quanh chợ được trang trí bằng nhiều chiếc chong chóng.
Con đường dẫn vào chợ lụa Vạn Phúc cũng được tô điểm bằng các guồng quay tơ nhiều màu sắc.
Phong Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội thông tin về 600 sản phẩm sữa nghi giả

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Tận hưởng trải nghiệm thẩm mỹ công nghệ cao tại The Pyo giữa lòng thành phố

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

Thanh Hóa kỳ vọng những kết quả ấn tượng từ "Tuyên truyền viên Tiết kiệm điện 2025"

Đà Nẵng quyết tâm lan tỏa văn hóa tiết kiệm điện

Hà Nội: Cháy lớn tòa nhà cao tầng ở Thái Hà, cột khói ngùn ngụt

Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

'Chốt' đăng ký nguyện vọng lớp 10 công lập: Cuộc đua chính thức bắt đầu

10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

Sáp nhập tỉnh: Bố trí lãnh đạo tỉnh và các sở ngành như thế nào?

Khởi nghiệp giảng đường: 7 năm thắp lửa

Những hình thức lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

Nơi lưu giữ ký ức Biệt động Sài Gòn một thời

Nvidia hợp tác với Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng thúc đẩy ứng dụng AI

Hà Nội: Toàn cảnh nút giao ùn ứ triền miên sắp có cầu vượt

Thời tiết hôm nay 18/4: Bắc Bộ sắp nắng nóng gay gắt