Thứ năm 08/05/2025 22:39

Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Thậm chí, nhiều người trăn trở về những thương hiệu thân thuộc gắn với địa phương sẽ mất đi...

Mở rộng không gian phát triển

Những ngày qua, trên các diễn đàn mạng xã hội, trên trang cá nhân nhiều người đăng dòng trạng thái hay status liên quan đến việc những thương hiệu hàng hóa, thương hiệu gắn với địa phương lâu năm sẽ mất đi. Ví dụ như có còn “phở bò Nam Định”, “bánh đậu xanh Hải Dương”, “bánh cáy Thái Bình”, “mỳ chũ Bắc Giang”… Dù có những trăn trở nhưng cơ bản những dòng trạng thái này mang tính bàn tán vui vẻ, tuy nhiên cũng có không ít cá nhân, diễn đàn đưa thông tin, bàn tán thiếu tính xây dựng, có ý chọc phá, mai mỉa…

Trước hết, phải khẳng định rõ, chủ trương sáp nhập tỉnh để mở rộng không gian phát triển, bỏ cấp huyện, nhập xã; sáp nhập bộ, ngành, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian… đang được triển khai quyết liệt thời gian qua nhận được sự quan tâm, ủng hộ, tin tưởng từ người dân. Phương án tỉnh nào nhập với tỉnh nào chưa được công bố, nhưng có lẽ cũng sớm có thông tin chính thức. Theo tiến độ, sẽ trình Trung ương phương án sáp nhập tỉnh trước ngày 7/4 và như Bộ trưởng Nội vụ thông tin trên báo chí, việc sáp nhập tỉnh sẽ xong trước tháng 9/2025.

Thị xã Cửa Lò của tỉnh Nghệ An chính thức sáp nhập vào TP. Vinh từ ngày 1/12/2024, thương hiệu "biển Cửa Lò" vẫn không thay đổi với du khách

Với những nghị quyết, kết luận đã ban hành cho thấy, dù triển khai với tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng” nhưng việc tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh, thành phố, bỏ cấp huyện, nhập xã... đang được Trung ương, các bộ, ngành, địa phương triển khai bài bản, khoa học. Việc tỉnh nào nhập với tỉnh nào, trung tâm hành chính đặt ở đâu, tên tỉnh sau khi sáp nhập chắc chắc sẽ được nghiên cứu kỹ, cân nhắc nhiều yếu tố, sao cho phù hợp nhất, lợi thế nhất…

Thương hiệu thêm "đất diễn"

Trở lại vấn đề thương hiệu gắn với địa phương sẽ còn hay mất đi như đã nhắc ở trên khi sáp nhập tỉnh, xin khẳng định: Những thương hiệu thân thuộc, thương hiệu nổi tiếng gắn với tên tỉnh thành, địa phương sẽ không mất đi! Có thể lấy một số ví dụ cụ thể như sau, chẳng hạn như với thương hiệu “phở Nam Định” hay “phở bò Nam Định” nổi tiếng được nhiều người biết đến và đã có từ lâu năm. Trở lại những năm trước, khi 3 tỉnh Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình là một, chưa chia tách, cũng không nghe ai nói hay nhắc đến “phở bò Hà Nam Ninh” bao giờ. Chưa biết sắp tới việc sáp nhập tỉnh theo phương án nào, nhưng thiết nghĩ, nếu Nam Định có nhập với tỉnh thành nào đó và tỉnh mới mang tên như thế nào, món phở bò Nam Định vẫn không thay đổi chất lượng và mọi người vẫn gọi và nhắc đến thương hiệu phở Nam Định như bình thường. Việc kinh doanh, buôn bán, lượng khách với các quán phở bò Nam Định cũng không vì thế mà giảm đi hay tăng lên...

Tương tự, theo hướng phân tích trên, có thể thấy, với một số thương hiệu gắn với đặc sản địa phương như nem chua Thanh Hóa, bánh đậu xanh Hải Dương, mỳ Chũ, súp lươn Nghệ An… và nhiều sản phẩm nổi tiếng khác cũng sẽ không mất đi thương hiệu, tên tuổi nếu như các địa phương có những sản phẩm này có sáp nhập, mang tên mới. Bởi lẽ, những thương hiệu này đã ăn sâu vào tiềm thức, định hình trong đầu mọi người, không dễ mất đi. Vả lại, với người kinh doanh, sản xuất, thương hiệu vô cùng quan trọng, vì vậy chắc chắn họ sẽ giữ lại những thương hiệu đó, với những biểu hiệu, tên gọi để lan tỏa, phát triển. Điều đó cũng không có gì là trái với quy định, hoặc vướng rào cản gì, hoặc sẽ có cách thể hiện trên các văn bản hành chính phù hợp (nếu có)…

Không chỉ ở những sản phẩm, đặc sản cụ thể như kể ở trên, một số thương hiệu gắn với du lịch, hàng hóa truyền thống ở các địa phương khi đã “định hình” thì cũng sẽ không thay đổi. Có thể đơn cử như Thị xã Cửa Lò của tỉnh Nghệ An chính thức sáp nhập vào TP. Vinh từ ngày 1/12/2024, thương hiệu, tên gọi về một khu du lịch biển “biển Cửa Lò” vẫn không có gì thay đổi, không vì sáp nhập Thị xã Cửa Lò về thành phố Vinh mà người dân, du khách đổi tên gọi thành “biển Vinh”… Hay như việc sáp nhập tỉnh Hà Tây về Hà Nội từ 1/8/2008, đến nay đã gần 20 năm nhưng những thương hiệu gắn với tỉnh Hà Tây cũ như “lụa Hà Đông”, “lụa Vạn Phúc” vẫn tồn tại, phát triển. Hay khi nhắc đến làng nghề ở các huyện Phú Xuyên, Thạch Thất, Thanh Oai, người ta vẫn nhắc đến “Hà Tây đất trăm nghề” hay “Hà Tây quê lụa” và đến nay, những thương hiệu làng nghề, sản phẩm hàng hóa đó vẫn lưu giữ, phát triển…

Tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh, thành phố là chủ trương lớn, quan trọng, đã và đang được triển khai thực hiện, nhận được sự quan tâm, tin tưởng của người dân đối với những quyết sách của Đảng, Nhà nước. Việc người dân quan tâm, có những trăn trở, đóng góp ý kiến là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, cần lên án, loại bỏ các ý kiến thiếu tính xây dựng, đấu tranh với những hành vi lợi dụng chủ trương này để xuyên tạc, kích động, chống phá.
Nguyễn Quang
Bài viết cùng chủ đề: Sáp nhập tỉnh

Tin cùng chuyên mục

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng