Thứ năm 14/11/2024 17:16

Khai thác, chế biến Niken tại Việt Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ - Bài 1: Cơn “khát” niken vẫn chưa dừng

Dịch bệnh và những xung đột địa chính trị thời gian qua đã tác động lớn tới nhiều mặt hàng, trong đó có Niken - một kim loại quan trọng với ngành công nghiệp.

Hơn hai năm trở lại đây, dịch bệnh đã tác động tới chuỗi cung ứng chưa được giải quyết, cộng thêm ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukrein, khiến thị trường Niken - một kim loại quan trọng đối với ngành công nghiệp xanh càng trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Kim loại quan trọng với nền công nghiệp xanh

Niken là một kim loại màu trắng bạc, bề mặt bóng láng có đặc điểm chính là cứng, dễ dát mỏng, dễ uốn, dễ kéo sợi. Do có tính chất đặc biệt, nên niken hiếm khi được sử dụng ở dạng tinh khiết mà chủ yếu được sử dụng như một thành phần hợp kim, nhất là các hợp kim chống ăn mòn, hợp kim từ, hợp kim chịu nhiệt, hợp kim có tính chất đặc biệt.

Hiện, có khoảng 70% lượng niken được dùng để sản xuất thép không gỉ, các hợp kim chống ăn mòn; 17% được dùng để làm “siêu hợp kim” và 7% được dùng trong công nghiệp mạ, còn lại được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Các hợp kim niken cũng được sử dụng trong nhiều môi trường nhiệt độ cao, như trong máy bay và tua-bin phát điện…

Kim loại Niken quan trọng với nhiều ngành công nghiệp, trong đó có sản xuất pin xe điện

Dự đoán trong vòng mười năm tới pin xe ô tô điện có thể chiếm tới một nửa nhu cầu tiêu thụ niken. Niken là một thành phần quan trọng để sản xuất pin lithium của xe ô tô chạy bằng năng lượng điện.

Thống kê cho thấy, các nhà sản xuất pin cho xe điện đang sử dụng lượng niken cao hơn trong các dòng sản phẩm của mình vì tính hiệu qủa, tuổi thọ và chi phí sản xuất pin giảm. Tỷ lệ niken được sử dụng trong sản xuất pin hiện chiếm khoảng 4% tổng sản lượng niken và có thể tăng hơn nữa khi thế giới đang đẩy mạnh quy mô các dòng xe điện thay cho xe chạy nhiên liệu.

Với vai trò quan trọng cũng như sự khan hiếm của niken, mới đây Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) đã thêm niken vào danh sách đề xuất về "50 khoáng chất quan trọng" do có những khoáng chất thiết yếu đối với kinh tế, an ninh quốc gia và có chuỗi cung ứng dễ bị gián đoạn.

Nhu cầu ngày càng tăng cao

Theo các chuyên gia, với sự tăng trưởng cao của ngành công nghiệp sản xuất thép không gỉ, dự kiến tiêu thụ niken ​​sẽ tăng đều đặn trong giai đoạn sắp tới (từ 2,4 triệu tấn vào năm 2019 lên 2,8 triệu tấn vào năm 2025), tăng khoảng 2,2%/năm.

Nghiên cứu từ Fitch Solutions cho thấy, khi các ngành sản xuất có sử dụng niken, đặc biệt là thép không gỉ và pin tăng trưởng sẽ kéo theo tốc độ cơ hội tăng trưởng của kim loại này ước tính đạt 4%/năm từ năm 2021 đến năm 2030.

Khai thác, tuyển quặng Niken tại Sơn La

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Scott Williamson, Tổng Giám đốc Blackstone Minerals - công ty khai thác thăm dò và khai thác mỏ của Úc cho biết, nhu cầu niken toàn cầu cho năm 2022 dự kiến ​​là khoảng ba triệu tấn. Thị trường chính của niken ngày nay là ngành công nghiệp thép không gỉ. Tuy nhiên, nhu cầu niken tăng trưởng theo cấp số nhân, dự kiến ​​trong thập kỷ tới phần lớn là từ sự gia tăng các ứng dụng liên quan đến sản xuất pin cho xe điện.

“Việt Nam có cơ hội đi đầu trong phong trào toàn cầu hướng tới điện khí hóa giao thông cũng như năng lượng xanh. Do đó, nhu cầu về niken ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng khi xu hướng sử dụng xe điện của người dân tăng cùng với tiềm năng cho các nhà sản xuất ô tô điện Việt Nam phục vụ các thị trường toàn cầu, như Châu Âu và Bắc Mỹ” - ông Scott Williamson giải thích thêm.

Trên thực tế, nguồn cung niken đang trở nên khó khăn, khan hiếm do gián đoạn chuỗi cung ứng vì dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị và một số quốc gia có trữ lượng lớn như Indonesia và Nga đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu quặng.

Để chủ động nguồn nguyên liệu này, hiện Việt Nam mới chỉ có Công ty TNHH Mỏ niken Bản Phúc – đơn vị duy nhất được cấp phép khai thác Niken, với tầm nhìn là trở thành công ty đi đầu trong cuộc cách mạng pin với sứ mệnh: “Pin xanh cho tương lai tươi sáng” (Green batteries. Brighter Future).

Dù trữ lượng niken của Việt Nam không lớn (khoảng 3,6 triệu tấn), song nếu khai thác hợp lý, hiệu quả theo hướng sử dụng công nghệ xanh, chế biến sâu, kim loại này sẽ mang lại những nguồn lợi to lớn không chỉ cho nhiều ngành công nghiệp trong nước mà còn tạo ra việc làm, tăng thu ngân sách.
Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Xe điện Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Tháng 10, sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương trên cả nước

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp