Thứ ba 26/11/2024 07:02

Khai mạc Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất

Tối 27/10, khai mạc Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất;Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du và Miền núi phía Bắc năm 2023.
Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất thu hút đông đảo người dân, du khách

Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Đinh Công Sứ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, vùng lòng hồ sông Đà được đánh giá là một trong những nơi có tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh của tỉnh vì có diện tích mặt nước lớn. Thủy sản đóng góp tỷ trọng khá cao trong tăng trưởng ngành nông nghiệp, trong đó chủ yếu là nghề nuôi cá lồng trên sông Đà.

Ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình phát biểu khai mạc lễ hội

Hiện toàn tỉnh Hòa Bình có 2,7 nghìn ha diện tích mặt nước với 4.940 lồng nuôi cá, sản lượng thu hoạch ước đạt 9.210 nghìn tấn. Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu đặc sản "Cá Sông Đà - Hòa Bình” và "Tôm Sông Đà - Hòa Bình”. Sản phẩm cá, tôm sông Đà nổi tiếng khắp các tỉnh, thành trong cả nước, tạo nguồn thu lớn cho tỉnh, cho người dân làm nghề chài lưới và nuôi trồng thủy sản trên dòng sông Đà.

Theo ông Sứ, tỉnh Hòa Bình có nền văn hóa đậm bản sắc dân tộc, tiêu biểu nhất là nền văn hóa Mường với các di sản nổi tiếng; văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú, nhiều sản vật địa phương nổi tiếng và có nhiều điểm du lịch tiềm năng. Đặc biệt là Khu du lịch hồ Hòa Bình được quy hoạch là 1 trong 12 khu du lịch quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

“Tỉnh Hòa Bình mong muốn thông qua lễ hội sẽ giới thiệu hình ảnh ấn tượng về tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh nói chung, khu du lịch vùng hồ sông Đà nói riêng, góp phần kích cầu phát triển du lịch và thu hút mở rộng thị trường khách du lịch trong, ngoài nước. Mặt khác, thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu, gắn với sản phẩm nông nghiệp là quyền chủ sở hữu 2 nhãn hiệu đặc sản "Tôm sông Đà Hòa Bình” và "Cá sông Đà Hòa Bình”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ hội

Thông tin từ ban tổ chức lễ hội cho biết, lễ hội lần này có quy mô gần 200 gian hàng trưng bày các sản phẩm hàng hóa tiêu biểu của 10 tỉnh, thành phố vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong đó, riêng tỉnh Hòa Bình có 121 gian hàng (20 gian hàng trưng bày các sản phẩm cá tôm sông Đà). Các doanh nghiệp, hợp tác xã trưng bày chủ yếu 3 dòng sản phẩm chính: Cá tươi sống; sản phẩm cá phi lê và 1 số sản phẩm cá chế biến sâu.

Tại lễ hội đã diễn ra phiên đấu giá một con cá trắm đen thương phẩm 30 kg của Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng, giá khởi điểm 25 triệu đồng và đã được bán đấu giá 65 triệu đồng; một con cá lăng đuôi đỏ 20 kg được nuôi trong nguồn nước tự nhiên hồ Hòa Bình của Công ty TNHH Xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh, giá khởi điểm 20 triệu đồng và đã được bán đấu giá 50 triệu đồng.

Toàn bộ số tiền đấu giá 2 con cá tại lễ khai mạc sẽ được dùng để mua cá giống thả xuống hồ Hòa Bình, nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và tri ân dòng sông Đà.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại lễ hội:

Hàng nghìn người dân đổ về tham gia khai mạc Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình
Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc diễn ra tại lễ hội
Tại buổi khai mạc lễ hội có tổ chức bắn pháo hoa
Đấu giá một con cá trắm đen 30kg và một con cá lăng đuôi đỏ hơn 20kg
Tỉnh Hòa Bình có 121 gian hàng tại lễ hội, trong đó 20 gian hàng trưng bày các sản phẩm cá tôm sông Đà
Người dân Hòa Bình nô nức tham gia lễ hội
Mâm cỗ lá đặc sắc của dân tộc Mường
Các sản phẩm OCOP , hàng hóa tiêu biểu
Nhiều du khách tò mò, phấn khích trước những con cá khủng
Con cá trắm đen thương phẩm hơn 30kg của Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng được bán đấu giá 65 triệu đồng
Dần Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Trung du và miền núi phía bắc

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu