Thứ hai 25/11/2024 10:20

Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp du lịch phục hồi phát triển kinh tế

Để doanh nghiệp du lịch phục hồi tích cực và bền vững, cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ hơn trong việc tiếp cận các chính sách và các giải pháp hỗ trợ về vốn.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch kết nối với các ngân hàng thương mại, sáng 18/8, Sở Du lịch phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị “Kết nối các Ngân hàng Thương mại với Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2022”.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội nghị

Hội nghị là dịp để các ngân hàng thương mại đồng hành cùng với chính quyền TP. Hồ Chí Minh trong việc chung sức triển khai các giải pháp phục hồi và phát triển ngành kinh tế, dịch vụ du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19.

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh – cho biết: Sau gần 5 tháng chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới, du lịch Việt Nam đã bước đầu đạt được những kết quả quan trọng.

Việc triển khai Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 với chính sách hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngành du lịch giải tỏa cơn khát vốn để phục hồi, tiếp tục phát triển là ngành kinh tế mũi nhọn với tỷ lệ đóng góp hơn 10% vào GRDP của TP. Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo Sở Du lịch và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh trao đổi và giải đáp các vướng mắc về chính sách, thủ tục vay vốn tại hội nghị

Tuy nhiên, doanh nghiệp ngành du lịch vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để tái khởi động. Đặc biệt là nhóm doanh nghiệp lữ hành đang rất cần nguồn vốn xoay vòng đón các đoàn khách đến nhưng chưa đảm bảo điều kiện vay vốn với nguyên nhân chủ yếu là không có tài sản tín chấp.

Để doanh nghiệp du lịch phục hồi tích cực và bền vững, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu cho rằng cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ hơn trong việc tiếp cận các chính sách và các giải pháp hỗ trợ về vốn do nhiều doanh nghiệp không tránh khỏi tình trạng nợ xấu hoặc thiếu tiêu chuẩn tiếp cận nguồn vốn vay sau 2 năm dịch bệnh.

Tại hội nghị các doanh nghiệp du lịch đã có những trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan các chính sách, các khó khăn vướng mắc cũng như các đề xuất, kiến nghị hỗ trợ và kết nối doanh nghiệp du lịch với các ngân hàng thương mại.

Để chính sách đi vào thực tiễn, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh cũng đề nghị các ngân hàng thương mại tham dự hội nghị cùng xem xét có cơ chế cho vay linh hoạt, đa dạng với từng doanh nghiệp du lịch, nhất là các gói cho vay tín chấp dựa trên thời gian hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp du lịch. Cùng với đó là các hợp tác, kết nối khác trong thanh toán, giao dịch du lịch, liên kết thực hiện các chương trình khuyến mãi kích cầu tiêu dùng du lịch giữa các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp du lịch.

Các ngân hàng thương mại ký kết hỗ trợ vốn với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Phát biểu bế mạc hội nghị, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh, trong thời gian còn lại của năm 2022 và các năm tiếp theo, ngành ngân hàng TP. Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai, thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, nắm bắt và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh.

Đối với Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước thành phố sẽ tiếp tục công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Các đơn vị du lịch gặp khó khăn vướng mắc liên quan lĩnh vực ngân hàng phản ánh về Sở Du lịch, Sở Du lịch làm đầu mối tổng hợp phản ánh về Ngân hàng Nhà nước thành phố, để ngành ngân hàng cùng phối hợp hỗ trợ tháo gỡ.

Trong khuôn khổ hội nghị, diễn ra lễ ký kết hỗ trợ vốn của 8 ngân hàng thương mại cho 8 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là tiền đề gắn kết doanh nghiệp du lịch và khối ngân hàng, cùng chung tay khôi phục du lịch và phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Theo thống kế khách du lịch nội địa Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 60 triệu lượt. Riêng TP. Hồ Chí Minh, trong 7 tháng đầu năm 2022, có lượng khách quốc tế đến đạt 765.585 lượt, tăng 100% so cùng kỳ năm 2021, trong khi đó khách du lịch nội địa đến thành phố đạt hơn 13,3 triệu lượt, tăng 71,73% so cùng kỳ năm 2021. Tổng thu du lịch đạt 60.379 tỷ đồng, tăng 57,82% so với cùng kỳ năm 2021.
Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững