Thứ hai 23/12/2024 13:04

Kết nối đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Nông sản miền núi lên sàn

Để giúp các doanh nghiệp của tỉnh Bắc Kạn có thêm cơ hội tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình đến với đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước, thời gian qua, tỉnh đã đặc biệt chú trọng đẩy mạnh TMĐT hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Hoạt động TMĐT của tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển biến rõ nét khi được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành và hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh Bắc Kạn đã chủ động tham gia sàn giao dịch TMĐT để trao đổi, mua bán và xây dựng website quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Theo ông Trần Ngọc Quang - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn, việc tỉnh có sàn giao dịch TMĐT đã mở ra cơ hội cho các sản phẩm nông nghiệp vươn xa ra các thị trường trong nước và quốc tế. Với các HTX có chuỗi sản xuất và chế biến sẽ có thị trường lớn, thuận lợi trong việc tìm kiếm đối tác.

Đồng thời, sàn TMĐT cũng không giới hạn về quảng bá và hình ảnh của các sản phẩm, người bán hàng chủ động đưa sản phẩm và thương hiệu của mình lên sàn. Người mua và người bán sẽ tự giao dịch qua các lệnh, qua các đơn hàng, tiền cũng được thanh toán qua tài khoản, hạn chế thấp nhất dùng tiền mặt - ông Quang cho hay.

Người dân được hướng dẫn đi chợ thương mại điện tử

Theo đó, thời gian tiếp theo, mục tiêu của tỉnh Bắc Kạn vẫn là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh giao dịch TMĐT, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn TMĐT; thúc đẩy tiêu thụ nhanh nông sản khi vào vụ cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh phụ thuộc vào trung gian.

Ngoài ra, thông qua các sàn TMĐT và nền tảng số cung cấp thông tin hữu ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp, như thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, phân bón...

Đáng chú ý, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Cùng với đó, đề ra các giải pháp thiết thực để hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp mở cửa hàng trên sàn TMĐT.

Kênh tiêu thụ nông sản hiệu quả

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 về phát triển thương mại trên địa bàn, thời gian qua, huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã tăng cường đưa các sản phẩm nông sản lên sàn TMĐT. Trên cơ sở đó, UBND huyện Đồng Văn đã chủ động rà soát, lựa chọn danh mục sản phẩm và doanh nghiệp, HTX có sản phẩm tham gia sàn giao dịch TMĐT; phối hợp với Sở Công Thương tổ chức lớp tập huấn vận hành gian hàng trực tuyến trên sàn TMĐT cho 7 HTX trên địa bàn nhằm quảng bá, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm nông sản địa phương.

Bên cạnh đó, huyện cũng xây dựng 1 website chuyên quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của huyện đến với đông đảo người tiêu dùng trên môi trường TMĐT. Đến nay, nhiều nông sản của huyện Đồng Văn như mật ong bạc hà, thịt khô, miến, gạo… đã và đang được tiêu thụ hiệu quả trên các sàn TMĐT, lan tỏa rộng đến người tiêu dùng trong cả nước.

Song song việc duy trì các kênh bán hàng truyền thống, HTX nông lâm nghiệp và dịch vụ thương mại tổng hợp Po Mỷ (HTX Po Mỷ) cũng đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, giao dịch hàng hóa trên các sàn TMĐT như: Postmart, Voso, Shopee… với đa dạng các loại sản phẩm địa phương như sâm khoai, mật ong bạc hà, thịt lợn treo, lạp sườn và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Đại diện HTX Po Mỷ cho hay, so với các phương thức tiêu thụ truyền thống, kênh bán hàng trực tuyến thông qua các các sàn TMĐT đã mở thêm cơ hội mới, giúp HTX, người kinh doanh và hộ nông dân có thể giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp các vùng miền đất nước. Cách thức tiêu thụ này rất phù hợp, mang lại hiệu quả cao trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.

Sản phẩm mật ong bạc hà của HTX Po Mỷ được đưa lên sàn thương mại điện tử

Còn theo UBND tỉnh Bắc Kạn, việc hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT tập trung vào sàn Postmart.vn và sàn Voso.vn. Để đạt được hiệu quả cao, tỉnh đã giao UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn phối hợp với Bưu điện tỉnh, Chi nhánh Bưu chính Viettel Bắc Kạn, các sàn TMĐT tổ chức phổ biến, tập huấn, đào tạo kỹ năng số cho hộ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ kết nối hộ sản xuất nông nghiệp với sàn TMĐT để hướng dẫn tham gia giao dịch trên.

Cùng với đó, các xã, phường, thị trấn chủ động cung cấp thông tin mùa vụ, sản lượng thu hoạch, nuôi trồng; thời điểm thu hoạch sản phẩm nông nghiệp cho sàn TMĐT; hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT; xây dựng tài liệu hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký tài khoản và đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT bằng nhiều hình thức khác nhau.

Đào tạo, hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp về kỹ năng số và cách thức để có thể sử dụng các thiết bị di động thông minh trong quá trình giao dịch trên sàn TMĐT; xây dựng quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận để hỗ trợ kỹ thuật tác nghiệp cho hộ sản xuất nông nghiệp trong quá trình kết nối mua bán trên sàn TMĐT; triển khai giải pháp về truy xuất nguồn gốc hàng hóa uy tín trên sàn để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như độ tin cậy của khách hàng khi mua sản phẩm nông sản Bắc Kạn.

Không chỉ Hà Giang hay Bắc Kạn, với những quyết tâm và nỗ lực triển khai đồng bộ, nhiều địa phương đã đẩy mạnh TMĐT trong tiêu thụ nông sản cũng như hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT. Việc hỗ trợ, kết nối đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT giúp doanh nghiệp thuận lợi tối đa trong việc phân phối sản phẩm với chi phí thấp nhất thông qua việc tích hợp các giải pháp về thanh toán, logistics… Từ đó, góp phần đưa nền kinh tế các tỉnh có sự bứt phá và phát triển bền vững.

Trang Anh

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự