Thứ tư 23/04/2025 20:13

Indonesia và Philippines tăng ngân sách trợ cấp phân bón để hỗ trợ ngành nông nghiệp

Hai quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Indonesia và Philippines đã công bố tăng cường phân bổ ngân sách trợ cấp phân bón cho nông dân.

Tại Indonesia, Chính phủ nước này gần đây đã quyết định tăng phân bổ ngân sách năm 2024 cho chương trình trợ cấp phân bón thêm 28 nghìn tỷ Rp (khoảng 1,77 tỷ USD) lên 54 nghìn tỷ Rp (khoảng 3,41 tỷ USD) như một phần trong nỗ lực tăng năng suất sản xuất nông nghiệp ở nước này.

Theo báo chí Indonesia, Bộ trưởng Nông nghiệp nước này cho biết với sự bổ sung thêm ngân sách, nông dân dự kiến sẽ tăng tốc độ trồng trọt và tăng sản lượng trong nước để giúp đất nước đạt được mục tiêu tự chủ cung cấp lương thực.

Bộ trưởng Nông nghiệp nước cũng lưu ý rằng, phân bổ trợ cấp phân bón năm nay sẽ bao gồm phân bón hóa học và hữu cơ cho 9 loại mặt hàng như gạo, bắp (ngô), đậu nành, ớt, hẹ tây, tỏi, mía, cà phê và ca cao.

Cũng như Indonesia, Chính phủ Philippines dự kiến sẽ tiếp tục ưu tiên tài trợ nông dân tăng cường sử dụng phân bón và hạt giống lai nhằm hỗ trợ cải thiện điều kiện trồng trọt. Bên cạnh đó, Tổng thống Philippines đã gia hạn mức thuế thấp hơn 35% (so với 40% trong hạn ngạch và 50% ngoài hạn ngạch) đối với gạo đến cảng ngày 31/12/2024, nhằm ổn định giá cả và nguồn cung trong nước.

Trong một diễn biến khác, để đối phó với tình trạng giá gạo trong nước tăng cao Chính phủ Indonesia đã phân bổ hạn ngạch nhập khẩu 3,6 triệu tấn gạo trong năm 2024.

Do đó, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) đang tìm kiếm gạo có nguồn gốc từ Thái Lan, Việt Nam, Miến Điện, Pakistan và Campuchia với điều kiện đến cảng nước này trước ngày 31/5/2024.

Trước đó, trong cuộc đấu thầu kết thúc vào ngày 1/3, Bulog được cho là đã mua khoảng 300.000 tấn.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: phát triển nông nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/4: Ukraine thất thủ ở Kursk

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin thuế quan 18/4: Châu Âu cải cách mạnh mẽ theo tinh thần 'đôi bên cùng thắng'