Thứ tư 06/11/2024 03:55

Hợp tác xã nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 6/4, diễn ra Diễn đàn Hợp tác xã nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long với sự tham gia của 150 đại biểu.

Sự kiện do Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Dự án các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh tổ chức. Đây là một trong những chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày Hợp tác xã Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Diễn đàn Hợp tác xã nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Diễn đàn được tổ chức nhằm mục đích triển khai kế hoạch thực hiện Đề án 854/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2021 - 2025.

Đồng thời kết nối, chia sẻ thông tin trưng bày về ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo phát triển hợp tác xã nông nghiệp và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long. Công bố giới thiệu Chương trình lớp học kinh doanh cho nông dân (FBS) và Chương trình công bố học liệu điện tử đào tạo nghề giám đốc hợp tác xã.

Ông Dominik - Giám đốc Dự án GIC thuộc Tổ chức GIZ - cho biết, do mới triển khai tập huấn FBS ở Việt Nam nên việc đánh giá tính hiệu quả, tác động của lớp tập huấn cần thêm thời gian cho bà con nông dân thực hành. Tuy nhiên, FBS đã được tiến hành triển khai hơn 1 triệu nông dân từ năm 2010 ở địa bàn 14 nước châu Phi cho thấy hiệu quả nâng cao thu nhập cho học viên đạt được từ 10 - 40%. Ngoài việc tập huấn FBS trong chuỗi giá trị lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long, GIZ cũng đang mở rộng triển khai lớp tập huấn FBS tại Điện Biên và Sơn La đối với cà phê.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cam kết thúc đẩy việc triển khai và nhân rộng FBS thông qua kế hoạch cụ thể như: Việc chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu để áp dụng rộng rãi trong cả nước; các hoạt động tập huấn giảng viên ToT; truyền thông nhân rộng và xác định nội dung FBS là một trong những nội dung được triển khai trong lộ trình để thực hiện kế hoạch tri thức hoá nông dân, nông dân chuyên nghiệp.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, diễn ra tọa đàm công bố học liệu điện tử đào tạo nghề giám đốc hợp tác xã nông nghiệp. Theo các chuyên gia, để triển khai chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, đặc biệt là Chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho các hợp tác xã nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng các chuẩn, chương trình, giáo trình, bộ đề thi và học liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin vào đào taọ. Hiện nay, các địa phương đang triển khai thực hiện. Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai còn gặp một số khó khăn trong công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo.

Để khắc phục khó khăn trong công tác đào tạo, năm 2022, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ xây dựng học liệu điện tử nghề giám đốc hơp tác xã nông nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo nghề cho lao đông nông thôn ở các địa phương. “Hôm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố học liệu điện tử nghề giám đốc hợp tác xã nông nghiệp làm tài liệu đào tạo trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức lớp học, tạo điều kiện cho các học viên tham gia”, ông Lê Đức Thịnh chia sẻ.

Diễn đàn cũng giành thời gian quan trọng để thảo luận về kế hoạch triển khai Đề án 854 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; đào tạo bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực cho hợp tác xã nông nghiệp và các thành viên hợp tác xã; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu cho các hợp tác xã; phát triển sinh kế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các hợp tác xã nông nghiệp và thành viên hợp tác xã…

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn