Thứ ba 17/12/2024 04:38

Hợp tác năng lượng Việt Nam - Lào: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn hai nước

Trong quan hệ Việt Nam - Lào, hợp tác về năng lượng, khoáng sản là trụ cột quan trọng và việc hợp tác này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của hai nước.

Quan hệ hai nước Việt Nam - Lào đang phát triển hết sức tốt đẹp, toàn diện trên nền tảng ngày càng tin cậy và gắn bó. Trải qua hơn 60 năm, mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác đặc biệt giữa Việt Nam và Lào không ngừng được củng cố, phát triển, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về kinh tế, xã hội, đối ngoại, giúp cho quan hệ hợp tác gắn bó giữa hai nước ngày càng mạnh mẽ và mở rộng trên nhiều lĩnh vực.

Hợp tác kinh tế trở thành nền tảng lâu dài trong quan hệ hai nước và đang trên đà phát triển hiệu quả hơn. Trong khi đó, hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản lại là trụ cột quan trọng và việc hợp tác năng lượng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của hai nước, qua đó góp phần khắc sâu thêm tình đoàn kết đặc biệt keo sơn giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân 2 nước.

Làm rõ hơn nhận định trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên từng nhấn mạnh, hiện nay Việt Nam rất cần điện và năng lượng để phục vụ phát triển sản xuất. Việt Nam đang nổi lên như một công xưởng của thế giới, là 1 trong 20 nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu và là 1 trong 15 quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) nhiều nhất trong năm 2023 với tổng số vốn FDI lên tới 15 tỷ USD. Những năm qua, Việt Nam đã thu hút gần 500 tỷ USD vốn đầu tư FDI.

Đặc biệt, những năm gần đây, quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh qua từng năm. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 732,5 tỷ USD. Năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD, và lọt Top 20 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới. Trong Quý I/2024, tăng trưởng GDP gần 6%, sản xuất công nghiệp tăng 6%, ngành chế biến chế tạo tăng 6,8%; xuất siêu hơn 8 tỷ USD... Theo dự báo, xuất nhập khẩu năm 2024 có thể đạt 790 tỷ USD trong kịch bản tăng trưởng cao với những diễn biến kinh tế thuận lợi.

Với tốc độ và quy mô phát triển như vậy, Việt Nam rất cần năng lượng để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2030, quy mô nền kinh tế của Việt Nam tăng, do đó, nhu cầu về điện sẽ tăng gấp đôi hiện nay, đồng thời phải chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững. Để bảo đảm an ninh năng lượng, Việt Nam đã và đang phải đối mặt không ít thách thức” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh và cho rằng, phía Lào có tiềm năng lớn trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt thủy điện, nhưng nhu cầu phụ tải của Lào thấp... Do đó, việc hợp tác năng lượng giữa Việt Nam - Lào xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của hai nước.

Để đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng (đặc biệt là điện) giữa hai nước, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hai nước về việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, Bộ Công Thương Việt Nam đã liên tiếp tổ chức các cuộc làm việc, trao đổi với phía nước bạn; tăng cường ký kết hợp tác triển khai nhiều dự án đầu tư và các hoạt động hợp tác năng lượng, như: Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về hợp tác phát triển các dự án thủy điện, liên kết lưới điện và nhập khẩu điện từ Lào; đẩy mạnh hợp tác mua bán điện; hỗ trợ phát triển các dự án thủy điện tại Lào...

Từ năm 2022 đến nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã trực tiếp làm việc nhiều lần với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa hai nước.

Điển hình, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Lào từ 8-10/1/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi Hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào... Tại đây, hai Bộ trưởng đã điểm lại những kết quả hợp tác mua bán điện; hoan nghênh nỗ lực của doanh nghiệp hai nước trong việc xúc tiến nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam theo định hướng của hai Chính phủ. Đồng thời hai Bộ trưởng cũng đưa ra các giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước hợp tác, phát triển kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng (đặc biệt là điện).

Tiếp đến, ngày 10/4/2022, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp tục có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào nhằm tăng cường hợp tác song phương Việt Nam - Lào trong lĩnh vực điện và khoáng sản.

Năm 2023, vào tháng 2, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào. Trao đổi tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên liên tục nhấn mạnh quan điểm, hai nước còn nhiều dư địa để phát triển quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi trong lĩnh vực điện. Bộ trưởng khẳng định, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu than của Lào và nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam, Bộ Công Thương Việt Nam sẵn sàng kết nối thông tin giữa các Tập đoàn/doanh nghiệp Việt Nam với Tập đoàn/doanh nghiệp xuất khẩu than của Lào để thúc đẩy hợp tác mua bán than giữa hai nước.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào ký Bản ghi nhớ giữa hai Bộ về hợp tác trong lĩnh vực than vào tháng 7/2023

Đáng chú ý, tháng 7/2023 là dấu mốc mới trong quan hệ hợp tác năng lượng giữa hai nước khi hai Bộ trưởng đã ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực than. “Đây là văn kiện quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn cho cả hai nước” - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh và khẳng định, việc ký kết Bản ghi nhớ không chỉ khẳng định quyết tâm của Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng và Mỏ Lào trong việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao, góp phần hoàn thiện khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Lào, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, mà còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam theo cam kết với quốc tế; đồng thời, tạo điều kiện cho Lào khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của mình để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Triển khai Bản ghi nhớ, ngày 9/12/2023, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị thúc đẩy hợp tác mua bán than giữa Việt Nam và Lào. Tại đây, Bộ trưởng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các dự án đã và đang hợp tác giữa hai nước để thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ hai nước về tăng cường thúc đẩy hợp tác phát triển trong lĩnh vực năng lượng, cụ thể là nhập khẩu điện và than từ Lào.

Ngày 7/4/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone ký kết Bản ghi nhớ giữa hai bên về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và khai thác khoáng sản

Bước sang năm 2024, hợp tác năng lượng giữa hai nước tiếp tục là vấn đề được hai Bộ, hai nước quan tâm đặc biệt. Trong chuyến công tác của Đoàn công tác Bộ Công Thương tới Lào từ 6-8/4/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào. Tại hội đàm, nhấn mạnh một số giải pháp thúc đẩy hợp tác năng lượng, trong đó có hoạt động mua bán than, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết Bộ Công Thương Việt Nam sẵn sàng kết nối thông tin giữa các tập đoàn/doanh nghiệp 2 nước Việt Nam - Lào để thúc đẩy hợp tác mua bán than.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam cũng đề nghị Bộ Năng lượng và Mỏ Lào báo cáo Chính phủ Lào đầu tư nâng cấp và mở rộng các tuyến đường hiện có từ Cạ-lưm đi La Lay và từ Cạ-lưm đi Lao Bảo để cải thiện năng lực vận chuyển so với hiện nay. Ở trong nước, Bộ Công Thương Việt Nam cũng đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, bao gồm việc khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên ký kết hợp đồng/cam kết mua bán than của Lào để phục vụ sản xuất điện trong nước.

Ngay sau chuyến công tác, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã trực tiếp chủ trì các Hội nghị Thúc đẩy hợp tác mua bán than với Lào với sự tham dự của các Cục, Vụ, đơn vị liên quan để thúc đẩy hoạt động hợp tác năng lượng giữa VIệt Nam - Lào.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Thúc đẩy hợp tác mua bán than với Lào vào ngày 25/7/2024

Có thể nói, sau các buổi làm việc giữa lãnh đạo Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào, và từ những chỉ đạo điều hành sát sao của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Lào trong lĩnh vực năng lượng (đặc biệt là điện) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, việc Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào cơ bản đạt mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết 19 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện từ 26 nhà máy thủy điện đầu tư tại Lào với tổng công suất 2.689 MW. Cùng đó, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại nhiều năm tại một số dự án trọng điểm được kịp thời tháo gỡ dứt điểm. Những kết quả trên đã góp phần làm sâu sắc thêm tình đoàn kết đặc biệt giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước, cũng như giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng và Mỏ Lào.

Khánh An
Bài viết cùng chủ đề: Thương mại song phương Việt Nam - Lào

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 5 - Xây dựng nguồn nhân lực tự chủ - cách nào?

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Công nghệ phát điện linh hoạt có thể tiết kiệm 65 nghìn tỷ Euro vào năm 2050

Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo

Phát triển điện hạt nhân: lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

EVNCPC đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Danh mục các văn bản thi hành Luật Điện lực

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Luật Điện lực

Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn: Ứng dụng chuyển đổi số trong cải cách hành chính

Ký kết thực hiện 4 công trình điện trọng điểm cấp điện ở các đảo tại Kiên Giang

Phát triển ngành chế tạo thiết bị phục vụ công nghiệp năng lượng tái tạo và điện khí

Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 2024, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 8,25 tỷ kWh

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đan Mạch về hợp tác trong lĩnh vực điều độ điện