Chủ nhật 22/12/2024 09:08

Hợp tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ RPA phát triển kinh tế số

Ngày 27/10/2021, CụcThương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) thống nhất hợp tác toàn diện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ Tự động hóa vận hành doanh nghiệp (Robotic Process Automation - RPA) trong phát triển kinh tế số giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, giải pháp ứng dụng RPA toàn diện akaBot và giải pháp phần mềm tự động đọc và xử lý hóa đơn UBot Invoice được lựa chọn để giới thiệu tới cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo Gartner, RPA nằm trong Top 10 xu hướng công nghệ phát triển hàng đầu trên thế giới với tốc độ tăng trưởng trên 20% mỗi năm. RPA giúp doanh nghiệp đảm bảo vận hành kinh doanh không gián đoạn, cắt giảm tới 40% chi phí vận hành nhờ tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại trên máy tính. Sau khi tự động hóa từng tác vụ, RPA giúp các quy trình vận hành nội bộ diễn ra xuyên suốt với tính chính xác cao, không bị ảnh hưởng bởi các thủ tục, quy trình phức tạp, sai sót do nhập - xuất dữ liệu thủ công trong quá trình doanh nghiệp chuyển đổi số. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo trải nghiệm khách hàng và trải nghiệm nhân viên tốt nhất.

Ông Nguyễn Thế Quang – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, ông Trần Đăng Hòa – Phó Tổng giám đốc Công ty Phần mềm FPT ký thỏa thuận hợp tác

Năm 2018, akaBot bắt đầu tự động hóa 45 quy trình cho khách hàng đầu tiên. Đến nay, akaBot đã có hơn 180 khách hàng doanh nghiệp tại 13 quốc gia, nằm trong top 20 các nền tảng RPA nổi bật trên toàn cầu. Với mục tiêu “mỗi doanh nghiệp đều có thể tự động hóa vận hành”, akaBot - FPT đề xuất Giải pháp phần mềm SaaS ứng dụng công nghệ RPA (tự động hóa vận hành doanh nghiệp - Robotics Process Automation): Sản phẩm UBot - giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu hành trình tự động hóa chỉ trong vài phút.

Lễ ký kết “Thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ RPA phát triển Kinh tế số” trở thành một bước tiến mới trong chuyển đổi số giữa Bộ Công Thương và FPT Software, hướng tới mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế số và tăng năng suất lao động trung bình hàng năm 7% theo chương trình chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số ngành Công Thương nói riêng. Chương trình hợp tác cũng góp phần mang tới hiệu quả tích cực, đồng hành cùng hàng chục nghìn doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi quay trở lại quy trình sản xuất trong thời kỳ “bình thường mới”, tổn thất nặng nề cả về kinh tế và nguồn lực.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Công ty TNHH Phần mềm FPT nghiên cứu, phát triển và triển khai thử nghiệm ứng dụng công nghệ RPA trong chuyển đổi số doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực kinh doanh như sản xuất, bán lẻ, quản lý nội bộ, tài chính… cũng như hướng tới phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương. Trong đó, các thỏa thuận tập trung vào những điểm mấu chốt: Triển khai ứng dụng RPA trong cộng đồng doanh nghiệp; tư vấn, đào tọa nguồn nhân lực về công nghệ RPA; nghiên cứu và xây dựng đề án triển khai RPA phục vụ quản lý điều hành tại Bộ Công Thương.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Pháp lý tài sản số trước thềm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam