Chủ nhật 22/12/2024 21:44

Hơn 3.000 tham gia diễu hành “Tôi yêu áo dài Việt Nam”

Sáng 5/3, hơn 3.000 người đã tham gia chương trình diễu hành “Tôi yêu với áo dài Việt Nam” nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Áo dài đã đi cùng chiều dài lịch sử đất nước qua muôn vàn thăng trầm, cùng với đó là những thay đổi trong kiểu dáng, chức năng, ứng dụng. Cùng với sự phát triển không ngừng của cuộc sống, áo dài đã có cuộc hòa nhập đầy ấn tượng. Từ một trang phục chỉ mặc trong những dịp lễ Tết, giờ đây áo dài đã trở thành một trang phục đời thường có tính ứng dụng cao.

Chương trình diễu hành áo dài “Tôi yêu áo dài Việt Nam” là một trong các hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh lần thứ 9 năm 2023 được tổ chức sáng 5/3/2023.

Hoa hậu H'Hen Niê tham gia diễu hành "Tôi yêu áo dài Việt Nam"

Đây là chương trình diễu hành quy tụ nhiều người mặc áo dài nhất Việt Nam với sự tham gia của 3.000 người gồm các đồng chí lãnh đạo Thành phố, lãnh đạo các sở ngành và đoàn thể Thành phố, đại diện lãnh đạo TP. Thủ Đức và 21 quận huyện, lãnh đạo và Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, các đại sứ của Lễ hội áo dài, các văn nghệ sĩ, diễn viên và người dân trên địa bàn.

Chương trình là một trong các hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh

Chương trình diễu hành nhằm tôn vinh vẻ đẹp của áo dài trong đời sống thường ngày thông qua sự đa dạng trong trang phục áo dài của người tham dự, bao gồm áo dài theo hình thức truyền thống và áo dài có hình thức cách tân, biến tấu; áo dài dành cho nam và áo dài dành cho nữ; áo dài được trình diễn bởi văn nghệ sĩ và áo dài được thể hiện bởi các mẹ, các chị của gia đình; áo dài cho các dịp trang trọng và áo dài là trang phục làm việc, áo dài dành cho người trẻ và áo dài dành cho người có tuổi, áo dài cho thiếu nhi…

Với lộ trình diễu hành qua các con đường: Phố đi bộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Đồng Khởi - Lê Thánh Tôn, đoàn diễu hành sẽ di chuyển qua các điểm tham quan và công trình kiến trúc đặc sắc của Thành phố như Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh, trụ sở UBND Thành phố, Nhà hát Thành phố, khách sạn Continental…

Hội phụ nữ và các đoàn thể tham gia diễu hành

Chương trình còn có nhiều trải nghiệm và tương tác thú vị khác như: Không gian triển lãm tôn vinh Áo dài tại Công viên Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ với các tiểu cảnh chụp hình kết hợp khu triển lãm hình ảnh Cuộc thi “Áo dài với gia đình”, Lễ hội Áo dài qua các thời kì... hay Con đường nghệ thuật Áo dài tại Công viên Lam Sơn và quảng trường trước Nhà hát thành phố với các khu vực tiểu cảnh chụp hình, triển lãm ảnh áo dài xưa; gian hàng trưng bày, đo may áo dài và các hoạt động tương tác thú vị như: xếp lá dừa nghệ thuật, vẽ tranh áo dài, nặn tò he, vẽ ký họa chân dung, làm tranh gạo, chụp ảnh lưu niệm lấy liền... Từ đó góp phần quảng bá điểm đến TP. Hồ Chí Minh hấp dẫn - an toàn và thân thiện với du khách trong nước và quốc tế.

Đây còn là hoạt động góp phần truyền cảm hứng, lan tỏa tình yêu Áo dài Việt Nam đến nhân dân Thành phố

Không chỉ tôn vinh giá trị của áo dài và giới thiệu hình ảnh TP. Hồ Chí Minh sống động, chương trình diễu hành với áo dài còn là hoạt động tôn vinh vẻ đẹp thể chất và tâm hồn, ý chí bền bỉ nhưng cũng không kém dịu dàng của phụ nữ Việt Nam nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và kỷ niệm 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

“Đây là dịp để nhắc chúng ta nhớ về niềm lịch sử dân tộc, tự hào về truyền thống cháu con bà Trưng, bà Triệu, về cuộc khởi nghĩa đầu tiên sau Công nguyên của người dân Âu Lạc do Hai Bà Trưng lãnh đạo. Đây còn là dịp thể hiện lòng biết ơn trước những hy sinh của các nữ anh hùng với những chiến công hiển hách, thắp lên ngọn lửa đấu tranh bằng tinh thần “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”- bà Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại chương trình.

Các em học sinh thướt tha trong trang phục áo dài truyền thống

Theo bà Nguyễn Trần Phượng Trân - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh, trải qua 8 năm tổ chức, Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động sôi nổi được các cấp Hội tổ chức từ Thành phố đến cơ sở đã góp phần truyền cảm hứng, lan tỏa tình yêu Áo dài Việt Nam đến nhân dân Thành phố, kiều bào và khách du lịch quốc tế với thông điệp “Tôi yêu Áo dài Việt Nam”.

“Tiếp nối những thành công đó, năm 2023, với sự đầu tư quy mô và đổi mới về nội dung, Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh lần thứ 9 tiếp tục góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống độc đáo của dân tộc, nuôi dưỡng tình yêu của người dân Thành phố với Áo dài Việt Nam, đồng thời góp phần quảng bá về điểm đến TP. Hồ Chí Minh, vừa thu hút vừa tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến Thành phố”- bà Trân cho biết.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới