Chủ nhật 20/04/2025 02:29

Thừa Thiên Huế: Rực rỡ đêm hội Áo dài Huế ‘'Linh Phụng’’

Tối ngày 23/9 đã diễn ra Lễ hội Áo dài Huế 2024 với chủ đề “Linh Phụng”, đây là hoạt động nằm trong chuỗi lễ hội Festival Huế 2024 của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ hội Áo dài Huế 2024 “Linh Phụng” tiếp tục tôn vinh và khẳng định vị thế Huế - kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện chính trị quan trọng Thừa Thiên Huếtrở thành thành phố trực thuộc trung ương
Lễ hội Áo dài Huế 2024 tạo cơ hội gặp gỡ và tỏa sáng vẻ đẹp Huế gắn với xây dựng và phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc
Từ nghệ thuật truyền thống, linh vật phụng đi vào mỹ thuật cung đình, biểu trưng cho khát vọng may mắn, tươi vui, hạnh phúc, thái bình, thịnh trị
Chương trình nghệ thuật nhằm quảng bá vẻ đẹp văn hoá, con người Huế xưa và nay thông qua trang phục áo dài và hình tượng linh phụng
Chương trình tiếp tục phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, tôn vinh, ca ngợi "Tri thức dân gian may, mặc áo dài Huế" vừa được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hướng tới việc đề nghị UNESCO ghi danh Áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Lễ hội Áo dài Huế 2024 là chương trình nghệ thuật độc đáo, rực rỡ với thời trang, hát, múa, nhạc, những giai điệu âm nhạc Huế truyền thống - hiện đại được hòa âm, phối khí mới (remix)
Hát múa từ những vũ điệu được lấy tứ từ những điệu múa cung đình
Đêm hội quy tụ các nhà thiết kế áo dài tên tuổi trên cả nước, đặc biệt tập trung ở Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh với những bộ sưu tập áo dài đặc biệt, lấy cảm hứng sáng tạo từ hình tượng “phụng” trong trang trí kiến trúc và trang phục cung đình nhà Nguyễn kết hợp với vẻ đẹp trang phục áo dài Việt Nam hiện đại
Mỗi bộ sưu tập đều gắn với chuyện kể về chim phụng hoàng, biểu tượng vĩnh cửu của cái đẹp, sự duyên dáng, đức hạnh và hạnh phúc
Lễ hội Áo dài Huế 2024 gồm 3 chương, chủ đề mỗi chương là một câu chuyện kể về huyền thoại con chim phượng, một trong tứ linh. Phụng vũ - hụng vươn cánh bay trong những áng mây lành, lướt trên sóng nước, về nhảy múa trên cây ngô đồng
Linh phụng: Theo truyền thuyết, phụng hoàng chỉ xuất hiện vào những thời đại thịnh trị. Là biểu tượng của mặt trời, hơi ấm của mùa hạ và sự thu hoạch mùa màng.
Bách phụng cát tường: Trăm con chim phụng cùng bay lên, biểu tượng cát tường, gắn với chữ Thọ, chữ Phúc, chữ Hỷ… được xem là khát vọng của cuộc sống bình yên, của triều đại thái bình
Tại kinh đô Huế, toàn bộ phần kiến trúc gỗ bên trên cổng chính Ngọ Môn của Hoàng thành có tên là lầu Ngũ Phụng. Có một hình ảnh rất đẹp thường gặp trong kiểu trang trí này là phụng hoàng đậu trên cây ngô đồng.

Nguyễn Tuấn - Lê Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Nhờ có sự bảo trợ sắc đẹp của SIAM Thailand, các thí sinh hoa hậu Việt Nam tỏa sáng

Cơ quan chức năng chỉ ra thiếu sót của Nguyễn Thúc Thùy Tiên trong quảng cáo

5 năm đồng hành cùng MIQVN, SIAM Thailand lan tỏa giá trị đến cộng đồng

Nghe Trẻ Nghe Tre: Lan tỏa văn hóa Việt qua nhạc rap

Cuộc chiến trending: 'Sự nghiệp chướng' gặp hạn, 'Bắc Bling' hưởng lợi?

Đà Nẵng: Sôi động giải đua thuyền truyền thống 2025

Loạt rapper hát bài lời lẽ thô tục: Nhạc rap hay ‘rác’?

Giải bóng chuyền VĐQG 2025: Khánh Hòa áp đảo Ninh Bình

Giữa ồn ào tình ái, streamer ViruSs kinh doanh những gì?

Đối tượng lạ dùng sim rác liên hệ thí sinh Hoa hậu Việt Nam

Bắc Bling: Khi khán giả 'phải lòng' những thanh âm nguồn cội

Concert 'Anh trai say hi' được tổ chức tại Van Phuc City

Vì sao NSND Công Lý rời Nhà hát Kịch Hà Nội?

Màn trình diễn ánh sáng đỉnh cao của 500 drone trên bầu trời Buôn Ma Thuột

MV Bắc Bling vươn lên top 1 toàn cầu

Diễn viên Thanh Hương: Góc khuất nghề và ám ảnh sau mỗi vai diễn

Hòa Minzy mời NSƯT Xuân Hinh quay MV Bắc Bling thế nào?

Dự án nghệ thuật cuối cùng của diễn viên Quý Bình

Văn Toàn 'bóc phốt' Hòa Minzy nợ tiền tỷ vì quay MV Bắc Bling?

Em trai sao ‘Ở nhà một mình’ đoạt tượng vàng Oscar 2025 là ai?