Thứ sáu 29/11/2024 06:03

Hội thảo chuyên đề của Diễn đàn Kinh tế:Vì sao chậm trễ giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%?

Sau 3 tháng triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách, mới có 550 khách hàng được hỗ trợ, với số tiền giải ngân hết tháng 8 chỉ ở mức hơn 13 tỷ đồng.

Tại hội thảo chuyên đề thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 ngày 18/9, ông Phạm Thanh Hà - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có phần lý giải về sự chậm trễ trong triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại diễn đàn

Ông Hà khẳng định, Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng điều hành chính xác tiền tệ và năm nay đảm mục tiêu quan trọng nhất là ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, trong bối cảnh diễn biến của kinh tế toàn cầu phức tạp. Vì vậy, chương trình hỗ trợ lãi suất2% cũng là một trong nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm nay.

“Ngân hàng Nhà nước cũng đã triển khai nhanh chóng một loạt các cái biện pháp. Thứ nhất, là hoàn thiện hành lang pháp lý. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN ngay cùng ngày với Nghị định 31/2022/NĐ-CP để hướng dẫn các ngân hàng thương mại triển khai đến các đối tượng vay vốn” - Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà làm rõ các bước thực hiện từ phía Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã thu thập thông tin đăng ký từ các ngân hàng thương mại để tiến hành đề xuất cùng với các Bộ phân bổ ngân sách 40.000 tỷ đồng của gói hỗ trợ trong hai năm. Theo đó, năm nay dự kiến phân bổ khoảng 16.000 tỷ đồng, sang năm là 24.000 tỷ đồng.

Sau khi có phân bổ ngân sách, Nhà nước đã tiến hành triển khai, hướng dẫn các ngân hàng thương mại và đã xác định rõ hơn 20 vấn đề cần phải giải đáp cho các ngân hàng thương mại trong quá trình triển khai, chủ yếu là liên quan đến đối tượng, về phương thức, về cách đăng ký, về cách lập dự toán rồi cũng như là rút vốn, hỗ trợ quyết toán.

“Các ngân hàng thương mại được yêu cầu phải tập trung mọi nguồn lực để triển khai nhanh các gói hỗ trợ này đến người vay vốn. Công tác truyền thông cũng rất được chú trọng để các đối tượng có thể hiểu rõ được chính sách” - ông Phạm Thanh Hà nói.

Tuy nhiên, ông Hà thừa nhận, dù bắt đầu triển khai trên thực tế nhưng số liệu còn “khiêm tốn”. Qua 3 tháng triển khai, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất đạt trên 4.400 tỷ đồng đối với gần 550 khách hàng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 4.300 tỷ đồng; dự kiến số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đến cuối tháng 8 năm nay là trên 13 tỷ đồng.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng giải thích rõ, hoạt động cho vay các hệ thống ngân hàng thương mại diễn ra một cách bình thường và mặc dù Nghị định 31 hay là Thông tư 03 ban hành vào tháng 5/2022, nhưng phạm vi hỗ trợ là tính tất cả khoản dư nợ từ ngày 1/1/2022.

Theo đánh giá nhanh trên cơ sở thống kê từ các thương mại, Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng số dư nợ có thể thuộc phạm vi của chương trình này khoảng 800.000 tỷ đồng.

Ông Phạm Thanh Hà cho rằng, việc triển khai vẫn còn gặp phải các khó khăn, vướng mắc. Trước hết là khó khăn về đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Nhiều trường hợp khách hàng không hoạt động đơn ngành, mà hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, gây khó khăn cho việc xác định phạm vi ưu tiên, hỗ trợ.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng nhấn mạnh, cần tháo gỡ khó khăn về tiêu chí đánh giá, khách hàng phải có khả năng, có phương án kinh doanh, có khả năng phục hồi. Ở đây, thời điểm và quy cách, phương thức đánh giá, thẩm định của Ngân hàng thương mại, ngân hàng cho vay có sự khác biệt với việc đánh giá của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

Ngoài ra, nhiều khách hàng cho rằng thủ tục vay vốn phức tạp, rườm rà. “Chúng tôi đã nhận diện được các khó khăn trên và cũng đề nghị các bộ liên quan, như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước... để cùng thống nhất phương án xử lý” - ông Hà nói.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, thời gian tới sẽ triển khai các nhóm, tổ liên ngành khảo sát tình hình thực tế triển khai tại các địa phương, tại các ngân hàng thương mại để nắm bắt và có giải đáp thắc mắc cũng như giải quyết vướng mắc trong thực tế.

Đồng thời tổ chức các hội nghị kết nối ngân hàng, doanh nghiệp, người vay vốn... nhằm thu thập thông tin về khó khăn trong quá trình triển khai, từ đó trình Chính phủ và đưa ra các giải pháp để gói hỗ trợ lãi suất 2% triển khai nhanh hơn trong thời gian tới.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

MB cùng KiotViet đem lại giải pháp tài chính toàn diện tiếp sức cho hộ kinh doanh mùa Tết 2025

Cổ phiếu HVN 'cất cánh': Giá trị phản ánh sự chuyển mình của Vietnam Airlines

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): chi trả hơn 745 tỷ đồng cổ tức bằng tiền trong tháng 12/2024

Lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ‘nóng’

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Đề xuất hỗ trợ các dự án 'nâu' tiếp cận tài chính xanh để chuyển đổi sang dự án 'xanh'

Cổ đông ngân hàng đón tin vui dịp cuối năm

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng

Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Tổng thuật: Tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn