Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-vùng Vịnh thảo luận về thương mại, năng lượng và các vấn đề khu vực
Hàng thập kỷ sau khi quan hệ chính thức giữa ASEAN và các quốc gia vùng Vịnh được thiết lập, các nhà lãnh đạo của hai khu vực sẽ gặp nhau lần đầu tiên tại Ả Rập Saudi với một chương trình nghị sự bận rộn.
Theo đó, Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa ASEAN và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) sẽ diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Saudi) vào ngày 20/10 với việc hai khối mong muốn tăng cường quan hệ trong nhiều lĩnh vực quan trọng. ASEAN bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á. GCC là một liên minh chính trị và kinh tế bao gồm sáu quốc gia Ả Rập: Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên giữa hai khối diễn ra vào năm 1990 khi Oman, lúc đó là chủ tịch GCC, bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ chính thức với ASEAN. Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN-GCC đầu tiên được tổ chức vào năm 2009 tại Bahrain. Kể từ đó, ngoại trưởng hai bên đã gặp nhau thường niên bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York.
Với việc Kuwait gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á vào tháng 9 năm nay, tất cả sáu thành viên của GCC hiện đã ký hiệp ước hòa bình ASEAN năm 1976. Hiệp ước ban đầu được ký kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN nhằm thúc đẩy hòa bình và hợp tác trong khu vực, đồng thời là điều kiện tiên quyết cho các quốc gia muốn thiết lập quan hệ đối tác chính thức với ASEAN. Bahrain tham gia hiệp ước vào tháng 11/2019; Oman, Qatar và UAE tham gia vào tháng 8/2022; và Ả Rập Saudi cũng đã tham gia vào tháng 7 năm nay. Malaysia đóng vai trò là quốc gia điều phối quan hệ ASEAN-GCC năm 2023.
Nhiều nhà lãnh đạo đã xác nhận sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh này nhằm nâng cao quan hệ kinh tế và thương mại. Trong số đó có Tổng thống Indonesia Joko Widodo, người sẽ đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh cùng với Thái tử và Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cũng sẽ đến thủ đô của Ả Rập Saudi, dự kiến thảo luận về phúc lợi và bảo vệ những người lao động nhập cư của nước này đang sống và làm việc ở các nước vùng Vịnh. Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cũng tham dự hội nghị khi mà ông đã có chuyến thăm làm việc tới UAE vào đầu tháng này, đạt được thành công các cam kết đầu tư lên tới 40,6 tỷ RM.
Hội nghị này được kỳ vọng rằng sẽ có nhiều hợp tác hơn trong lĩnh vực năng lượng bao gồm trao đổi về công nghệ carbon thấp, hợp tác nhiều hơn về tài chính ngân hàng, phát triển các tiêu chuẩn chứng nhận Halal cũng như đối thoại và trao đổi chính sách thường xuyên hơn...