Chủ nhật 22/12/2024 19:43

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 6): Xử lý vi phạm đối với Thành viên thị trường

Trong tuần qua, Báo Công Thương đã nhận được một loạt các câu hỏi để hiểu rõ hơn về các Thành viên trên thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.

Trong đó, có rất nhiều câu hỏi xoay quanh hình thức xử lý vi phạm đối với các Thành viên và tác động đến hoạt động giao dịch của nhà đầu tư (nếu có).

Báo Công Thương sẽ làm rõ các câu hỏi sau, được gửi đến từ 12 đọc giả tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang và Cần Thơ.

Việc xử lý vi phạm Thành viên của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam dựa trên văn bản và cơ sở pháp lý nào?

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) căn cứ vào quy định tại Quy chế Thành viên, Bộ quy định xử lý vi phạm Thành viên cùng các quy định có liên quan để tiến hành xem xét, đánh giá hành vi vi phạm. Từ đó đưa ra các hình thức xử lý vi phạm, biện pháp xử lý vi phạm phù hợp đối với vi phạm của các Thành viên Thị trường.

Các hình thức xử lý vi phạm chính đang áp dụng tại Bộ Quy định xử lý vi phạm Thành viên bao gồm: (i) Nhắc nhở bằng văn bản; (ii) Cảnh cáo; (iii) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động; (iv) Chấm dứt tư cách Thành viên.

Thành viên sẽ bị xử lý vi phạm khi nào?

Thành viên Thị trường bị xử lý vi phạm khi có hành vi đã vi phạm, hoặc có khả năng vi phạm: (i) Các quy định, quy tắc của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, thông lệ quốc tế; (ii) Các quy định của MXV (bao gồm Điều lệ tổ chức và hoạt động của MXV, các quy chế, quy trình, quyết định của MXV) và Quy định của các Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài có liên thông với MXV.

Các hành vi nào được coi là vi phạm cần xử lý?

Các hành vi vi phạm được quy định tại Bộ Quy định xử lý vi phạm Thành viên bao gồm:

1. Vi phạm nghĩa vụ và điều kiện duy trì tư cách Thành viên;

2. Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo;

3. Vi phạm các quy định về chế độ công bố thông tin;

4. Vi phạm các quy định trong hoạt động truyền thông;

5. Vi phạm các quy định trong hoạt động quản lý giao dịch;

6. Vi phạm các quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động giao dịch hàng hóa;

7. Vi phạm các quy định trong hoạt động quản lý rủi ro;

8. Vi phạm các quy định trong hoạt động thanh toán bù trừ;

9. Vi phạm các quy định về nghĩa vụ tài chính.

Khách hàng đang giao dịch tại các Thành viên bị xử lý vi phạm thì có bị ảnh hưởng hay không?

Hoạt động giao dịch của khách hàng tại Thành viên được đảm bảo diễn ra thông suốt và thuận lợi, được MXV giám sát nhằm đảm bảo cho khách hàng nhận được đầy đủ các quyền lợi trong quá trình giao dịch.

Vì vậy đối với các Thành viên hay vi phạm, MXV thường sẽ có những chế tài hợp lý nhằm đảm bảo khách hàng không bị ảnh hưởng trong quá trình giao dịch. Đối với những hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng của Thành viên, MXV cũng đã có quy định nhằm hỗ trợ khách hàng khi giao dịch (ví dụ: chỉ định một Thành viên khác hỗ trợ khách hàng) đảm bảo khách hàng nhận được chất lượng dịch vụ tốt nhất khi tham gia giao dịch hàng hóa.

Trong trường hợp nào Thành viên được xem xét giảm nhẹ hình thức xử lý vi phạm?

Trong các trường hợp sau, Thành viên sẽ được xem xét giảm nhẹ hình thức xử lý vi phạm:

1. Thành viên đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của hành vi vi phạm;

2. Thành viên tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

3. Vi phạm lần đầu và trong trường hợp ít nghiêm trọng;

4. Chủ động hợp tác, giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền phát hiện hoặc điều tra hành vi vi phạm.

Bạn đọc có câu hỏi liên quan đến vấn đề giao dịch hàng hóa vui lòng gửi về email: dientubct@gmail.com hoặc info@mxv.vn
PV
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Việc triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã đạt đồng thuận cao

Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

PGS.TS. Ngô Trí Long: Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

TS. Võ Trí Thành: Báo Công Thương là một tờ báo đặc biệt!

TRỰC TIẾP: Tọa đàm 'Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý'

[LIVE] Toạ đàm 'Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn'

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng