Thứ sáu 20/12/2024 01:25

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hoạt động giao dịch ký quỹ tạo ra những cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.

Việc tìm hiểu cẩn trọng về giao dịch ký quỹ là điều vô cùng quan trọng để các nhà đầu tư thu về lợi nhuận tốt và tránh các rủi ro.

Thời gian qua, Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV). Trong đó, bạn Hồ Quỳnh Anh (Nghệ An) hỏi: “Call Margin trong giao dịch hàng hóa là gì? Trường hợp nào thì tôi sẽ bị Call Margin?”. Bạn Võ Trung Kiên (Phú Yên) hỏi: “Tại sao trong một số trường hợp, giá tăng thì ký quỹ ban đầu tăng nhưng giá giảm thì ký quỹ lại không giảm?”.

Trong số Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề này.

Call Margin trong giao dịch hàng hóa

Call Margin (Gọi ký quỹ) trong giao dịch hàng hóa là tình trạng xảy ra khi giá trị ròng tài khoản giao dịch hàng hóa (TKGD) của nhà đầu tư không đủ để đảm bảo duy trì các vị thế mở nhà đầu tư đang nắm giữ trên TKGD. Như vậy khi giá trị ròng ký quỹ của TKGD dưới mức ký quỹ duy trì của TKGD, nhà đầu tư sẽ bị nhận lệnh gọi ký quỹ và sẽ bắt buộc phải nộp bổ sung ký quỹ đưa giá trị ròng ký quỹ lên lớn hơn hoặc bằng mức ký quỹ ban đầu yêu cầu để có thể tiếp tục tham gia giao dịch.

Biến động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Ký quỹ là một khoản tiền hoặc tài sản được sử dụng để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và hợp đồng quyền chọn. Đây được xem là một đòn bẩy tài chính giúp các nhà đầu tư tối ưu nguồn vốn có sẵn để gia tăng lợi nhuận.

Ký quỹ của các sản phẩm được Sở Giao dịch Hàng hóa tính toán dựa trên độ biến động của thị trường thay vì dựa vào việc giá sản phẩm tăng hay giảm. Khi giá của sản phẩm biến động mạnh, ký quỹ sẽ được điều chỉnh để phản ánh đúng phần rủi ro tăng thêm. Ngược lại, khi giá của sản phẩm ít biến động hơn, ký quỹ sẽ không thay đổi nhiều do đánh giá mức độ rủi ro đã giảm.

Ký quỹ không phải là phương tiện để điều hướng thị trường và cũng không phải là cách thức để khuyến khích hoặc ngăn cản hoạt động của các nhà đầu tư. Ký quỹ được thiết lập như một phần quan trọng trong công tác quản lý rủi ro, nhằm giúp các nhà đầu tư giao dịch an toàn, hiệu quả khi tham gia vào thị trường.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ

Giải ‘bài toán’ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp bán lẻ