Thứ hai 23/12/2024 09:42

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 42): Các giao dịch bị nghiêm cấm khi tham gia thị trường hàng hóa

Trong số Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về các giao dịch bị cấm khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.

Giao dịch hàng hóa hiện đang là một kênh bảo hiểm giá hiệu quả đối với các doanh nghiệp, cũng như một kênh đầu tư đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên để việc giao dịch hiệu quả và an toàn, mỗi cá nhân khi tham gia thị trường cần nắm rõ và tuân thủ pháp luật Việt Nam cũng như quy định của các Sở giao dịch quốc tế liên thông tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các Sở đã có những quy định nghiêm ngặt cấm các hành vi gian lận trong khi giao dịch hàng hóa.

Trong số Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về các giao dịch bị cấm khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.

Giao dịch Wash Trade

Giao dịch Wash Trade là một hình thức giao dịch ảo, trong đó một giao dịch hoặc một chuỗi giao dịch mua và bán đã được thực hiện, nhưng giao dịch đã được thực hiện không có chủ đích tạo ra một vị thế thực hoặc không có ý định thực hiện các giao dịch chịu rủi ro thị trường hoặc cạnh tranh về giá.

Các bên khởi tạo, thực hiện hoặc sắp xếp các giao dịch mà họ biết hoặc có thể biết sẽ tạo ra wash trade, họ sẽ vi phạm Quy định 534. Điều này cũng bao gồm việc thực hiện giao dịch chuyển vị thế hoặc sửa lỗi. Việc chuyển vị thế phải được thực hiện thông qua yêu cầu chuyển vị thế khi được cho phép theo Quy định 853.

Hai yếu tố chính tạo ra giao dịch Wash trade:

Kết quả: Giao dịch là Wash trade khi giao dịch mua và bán cùng một công cụ với cùng một mức giá, hoặc trong một số trường hợp là giao dịch mua và bán cùng một công cụ với một mức giá tương tự cho các tài khoản có cùng quyền sở hữu.

Ý định: Các bên dự định thực hiện Wash trade. Ý định có thể được suy ra từ bằng chứng về sự dàn xếp trước hoặc từ bằng chứng cho thấy các lệnh hoặc các giao dịch được khởi tạo, nhập hoặc thực hiện theo cách mà các bên biết, hoặc khả năng biết, sẽ tạo ra Wash trade.

Giao dịch Spoofing

Giao dịch Spoofing là việc nhập lệnh hoặc gây ra việc nhập lệnh với ý định hủy lệnh trước khi thực hiện hoặc sửa đổi lệnh để tránh lệnh bị thực hiện, được quy định theo Quy định 575.

Một ví dụ về giao dịch Spoofing là một người tham gia thị trường nhập một hoặc nhiều lệnh để tạo ra khoản lãi bán hoặc mua trong một hợp đồng cụ thể. Bằng cách nhập các lệnh, thường với khối lượng đáng kể so với tổng khối lượng lệnh chờ, người tham gia thị trường gây sự sai lệch và giả tạo về sức mua và sức bán.

Người tham gia thị trường đặt những lệnh lớn tại, hoặc gần giá mua vào và bán ra tốt nhất đang chiếm ưu thế trên thị trường tại thời điểm đó. Họ được hưởng lợi từ phản ứng của thị trường bằng cách nhận khớp lệnh với lệnh nằm sẵn ở phía đối lập của sổ với các lệnh lớn hơn, hoặc thực hiện khớp lệnh bằng cách nhập một lệnh đối nghịch sau phản ứng của thị trường.

Một khi các lệnh nhỏ hơn được lấp đầy, người tham gia thị trường hủy các lệnh lớn đã được thiết kế để gây ra sự giả tạo của hoạt động thị trường. Việc đặt một lệnh thuần túy ở một bên của thị trường đồng thời nhập các lệnh ở phía bên kia của thị trường mà không có ý định giao dịch những lệnh đó được coi là vi phạm Quy định 575.

Giao dịch Flipping

Giao dịch Flipping là việc nhập lệnh hoặc giao dịch với mục đích gây ra sự thay đổi của thị trường và tạo ra sự biến động hoặc không ổn định.

Một giao dịch Flipping thường có hai đặc điểm chính: Đó là lệnh công kích và lệnh đối lập bị hủy ngay trước khi một lệnh được nhập. Ví dụ, một giao dịch viên chuyển từ chào bán sang đặt mua ở cùng một mức giá.

Giao dịch Flipping có thể làm gián đoạn thị trường. Ví dụ hành động lặp đi lặp lại của một người tham gia thị trường, người đó nhập các lệnh Flipping, mỗi lệnh đủ lớn để xoay chuyển thị trường, hành động đó có thể gây xáo trộn cho việc tiến hành giao dịch một cách có trật tự hoặc việc thực hiện các giao dịch một cách công bằng.

Các Sở giao dịch hàng hóa luôn có đội ngũ túc trực 24/7, theo dõi, xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch. Đối với các giao dịch có dấu hiệu vi phạm như các giao dịch nêu trên, các Sở sẽ tiến hành điều tra, xử phạt theo quy định đối với từng loại giao dịch, đảm bảo sự minh bạch của thị trường hàng hóa toàn cầu.

Bạn đọc có câu hỏi liên quan đến vấn đề giao dịch hàng hóa vui lòng gửi về email: baodientubct@gmail.com hoặc info@mxv.vn.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều