Hoàn thiện chính sách tài chính, thúc đẩy đầu tư xanh

Nhằm thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, Việt Nam hiện đang dần hoàn thiện các chính sách tài chính, thúc đẩy đầu tư xanh.
Cần chính sách hỗ trợ để thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển Chính sách phát triển cụm công nghiệp: Đổi mới, bắt nhịp xu hướng

Nhiều chính sách tài chính xanh được ban hành

Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nước sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực nhất từ hiện tượng biến đổi khí hậu đang có xu hướng, diễn biến ngày càng phức tạp cả về mức độ lẫn tần suất. Trước những thách thức đó, Việt Nam cần rất nỗ lực để vừa phát triển kinh tế, vừa thích ứng và giảm thiểu các tác động do biến đổi khí hậu mang lại.

Cần có chính sách thúc đẩy sản phẩm thay thế, thân thiện môi trường và tiêu chuẩn cho các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường
Cần có chính sách thúc đẩy sản phẩm thay thế, thân thiện môi trường và tiêu chuẩn
cho các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường

Tại Hội nghị COP 26 năm 2021, chung tay với cộng đồng quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết về việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn Net Zezo: Chuyển dịch xanh - Cơ hội người dẫn đầu được tổ chức tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã nhấn mạnh: Thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế xanh, trong thời gian qua, nhiều chính sách tài chính đã được ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương này, góp phần tạo điều kiện huy động và thu hút nguồn lực đầu tư, hướng tới tăng trưởng xanh.

Cụ thể, hệ thống chính sách thuế đã hướng đến bảo vệ môi trường được thể hiện qua 2 nhóm chính sách gồm: Các chính sách nhằm hạn chế hành vi gây ô nhiễm môi trường như thuế bảo vệ môi trường (BVMT), thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hóa gây tác hại đến môi trường… và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động BVMT, giảm thiểu ô nhiễm và tác động của biến đổi khí hậu.

Trong đó, điển hình phải kể đến đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Việt Nam đã ban hành chính sách ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ở mức 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực BVMT.

Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT), theo đó, Việt Nam đã quy định tiền chuyển nhượng quyền phát thải (tín chỉ các-bon) không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT; quy định các hàng hóa, dịch vụ góp phần xanh hóa nền kinh tế, không thuộc diện chịu thuế GTGT. “Ngoài ra, chúng ta cũng đã có chính sách ưu đãi thuế suất đối với những sản phẩm như xăng sinh học, xe ôtô thân thiện với môi trường...” - ông Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Tăng dần mức chi ngân sách cho môi trường

Về chi ngân sách nhà nước (NSNN), trong điều kiện NSNN còn nhiều khó khăn, chi cho sự nghiệp BVMT hàng năm đã được bố trí đảm bảo đúng quy định, năm sau cao hơn năm trước về số tuyệt đối và đạt tỷ lệ khoảng 1,2% tổng chi NSNN. Qua đó, đã tạo nguồn lực cho công tác BVMT, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường quốc gia... Bình quân 5 năm trở lại đây, bố trí chi NSNN cho sự nghiệp môi trường đạt trên 21 nghìn tỷ đồng/năm.

Cũng theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, đối với chi đầu tư, ngân sách cho tăng trưởng xanh đã được lồng ghép trong các ưu tiên đầu tư ngành, lĩnh vực, địa phương và các chương trình mục tiêu. Dự toán chi đầu tư cho sự nghiệp môi trường giai đoạn 2021 - 2025 được bố trí ở mức khoảng 23,5 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh nguồn lực công, trong những năm gần đây, Việt Nam đã huy động được nguồn lực từ khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế thông qua việc hình thành và phát triển thị trường tài chính xanh. Đến nay, thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đã định hình nền tảng và phát triển với ba cấu phần gồm: Thị trường tín dụng xanh; thị trường cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh. Để khuyến khích thị trường trái phiếu xanh phát triển, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng chủ thể phát hành và nhà đầu tư trái phiếu xanh được hưởng ưu đãi giảm 50% mức giá dịch vụ của trái phiếu xanh trên thị trường chứng khoán...

Các tổ chức quốc tế đánh giá, Việt Nam đã đạt được quy mô thị trường vốn phục vụ phát triển bền vững tăng nhanh so với khu vực. Tổng giá trị mảng xanh, xã hội và bền vững của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2021, gấp gần 5 lần so với năm 2020 và duy trì tăng trưởng ổn định trong ba năm liền. Việt Nam là thị trường phát hành nợ xanh lớn thứ hai trong ASEAN, đạt 1 tỷ USD, chỉ sau Singapore. Bên cạnh đó, thị trường cổ phiếu xanh cũng đã có những bước phát triển ban đầu. Chỉ số Phát triển bền vững VNSI được đưa vào vận hành từ năm 2017, nhằm xác định chuẩn phát triển bền vững cho các công ty niêm yết và hỗ trợ nhà đầu tư xác định những doanh nghiệp có tính “xanh” để đầu tư.

Nhiều biện pháp thực hiện

Chuyển đổi xanh và giảm phát thải nhằm thực hiện cam kết Net Zero là một chặng đường dài với nhiều khó khăn, thách thức; trong đó, một trong những thách thức lớn nhất là vấn đề nguồn lực. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (năm 2022), Việt Nam có thể sẽ cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD cho đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP/năm khi theo đuổi lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng “0”. Trong đó, hành trình khử carbon nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế chiếm khoảng 30% nhu cầu nguồn lực. Tuy nhiên, khu vực công sẽ chỉ có thể đáp ứng khoảng 1/3 nguồn lực yêu cầu; trong khi thị trường tài chính xanh hiện mới ở giai đoạn đầu phát triển, nguồn lực huy động qua thị trường tài chính xanh ở mức rất nhỏ bé so với nhu cầu đặt ra.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang tập trung thực hiện cải cách hệ thống thuế, quản lý nợ công và cơ cấu lại NSNN nhằm động viên nguồn lực hợp lý cho NSNN; cải thiện dư địa tài khóa; tạo điều kiện thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng và an sinh xã hội. Đồng thời, để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lực cho tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, bên cạnh việc phát huy nội lực, Việt Nam cần tăng cường hợp tác, hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.

Thời gian tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính xanh và thị trường carbon là những ưu tiên cần thực hiện với các trọng tâm như: Phát triển các công cụ tài chính xanh, tài chính bền vững; khuyến khích các địa phương và doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh; thu hút nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân đầu tư vào các công cụ tài chính xanh.

Hiện, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan liên quan xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục phân loại xanh theo nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, làm căn cứ để các chủ thể phát hành lựa chọn dự án xanh để sử dụng vốn từ trái phiếu xanh. Đối với thị trường carbon trong nước, lộ trình phát triển và triển khai đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

Từ nay đến hết năm 2027, sẽ tập trung xây dựng các hệ thống quy định, chính sách tạo nền tảng cho thị trường vận hành cũng như thành lập và tổ chức vận hành thí điểm Sàn giao dịch tín chỉ carbon, hướng đến chính thức vận hành Sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2028.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính sách tiền tệ

Tin cùng chuyên mục

WCF Jubilee Cat Show 2024: Thúc đẩy nghề nhân giống, xuất khẩu mèo

WCF Jubilee Cat Show 2024: Thúc đẩy nghề nhân giống, xuất khẩu mèo

Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về trend đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan?

Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về trend đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan?

Sóc Trăng: Người dân không nên tạo tin đồn mê tín dị đoan về hiện tượng hố đất bị bốc khí

Sóc Trăng: Người dân không nên tạo tin đồn mê tín dị đoan về hiện tượng hố đất bị bốc khí

Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn

Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn

Hơn 1 triệu người sắp được sàng lọc ung thư phổi miễn phí bằng công nghệ AI

Hơn 1 triệu người sắp được sàng lọc ung thư phổi miễn phí bằng công nghệ AI

Việt Nam đánh giá cao vai trò của WHO trong điều phối, kết nối toàn cầu về lĩnh vực y tế

Việt Nam đánh giá cao vai trò của WHO trong điều phối, kết nối toàn cầu về lĩnh vực y tế

Tai nạn liên hoàn ở Bình Phước, xe container cháy ngùn ngụt

Tai nạn liên hoàn ở Bình Phước, xe container cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm trong vụ sập tường khiến 3 bé gái tử vong

Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm trong vụ sập tường khiến 3 bé gái tử vong

Đề xuất tăng hưởng trợ cấp thất nghiệp lên ít nhất 75% cùng nhiều quyền lợi khác

Đề xuất tăng hưởng trợ cấp thất nghiệp lên ít nhất 75% cùng nhiều quyền lợi khác

Siêu tàu cao tốc TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo chỉ mất hơn 4 giờ có gì đặc biệt?

Siêu tàu cao tốc TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo chỉ mất hơn 4 giờ có gì đặc biệt?

Chi tiết mức lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương

Chi tiết mức lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương

Các cấp công đoàn ngành Công Thương: Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Các cấp công đoàn ngành Công Thương: Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ sạt lở ở Ba Vì khiến 3 em nhỏ tử vong

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ sạt lở ở Ba Vì khiến 3 em nhỏ tử vong

Hà Nội: 3 bé gái bị vùi lấp tử vong trong khu vui chơi tại Ba Vì

Hà Nội: 3 bé gái bị vùi lấp tử vong trong khu vui chơi tại Ba Vì

Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học

Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học

Thời tiết hôm nay ngày 13/5/2024: Bắc Bộ nhiều nơi mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Thời tiết hôm nay ngày 13/5/2024: Bắc Bộ nhiều nơi mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Dự báo thời tiết biển hôm nay 13/5/2024: Có mưa rào và dông vài nơi, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 13/5/2024: Có mưa rào và dông vài nơi, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 13/5/2024: Hà Nội có mưa dông, lốc, sét, gió mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 13/5/2024: Hà Nội có mưa dông, lốc, sét, gió mạnh

Nhiều tuyến đường Hà Nội biến thành sông sau cơn mưa lớn kéo dài

Nhiều tuyến đường Hà Nội biến thành sông sau cơn mưa lớn kéo dài

Xem thêm