Thứ năm 21/11/2024 19:41

Hoa quỳnh: Món ăn và vị thuốc quý ít ai biết

Hoa quỳnh thường nở về đêm với hương thơm rất đặc biệt. Ít ai biết, hoa vừa là vị thuốc quý mà còn chế biến thành những món ăn thơm ngon bổ dưỡng.

Ở nước ta, thường thấy hai loại quỳnh trắng và quỳnh đỏ. Loài hoa phổ biến nhất là quỳnh trắng nở vào tháng 6 và tháng 7.

Cây hoa quỳnh còn có rất nhiều tên gọi khác là hoa quỳnh hương, hoa nhật quỳnh, dạ quỳnh... thuộc họ Xương rồng (Cactaceae). Được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm bởi loài hoa này chỉ nở về đêm.

Hoa quỳnh còn là vị thuốc quý, có tác dụng đặc trị các bệnh về hệ hô hấp và phổi. Ảnh minh họa

Thân cây hoa quỳnh: bụi rộng và dẹp, mọc vươn dài hay sống dựa, cao từ 2 - 3m và uốn lượn, được chia thành các thùy; Lá: Cây có lá dài, to bản; Hoa quỳnh: Cánh hoa mềm mại, mỏng, tạo nên một nét đẹp thanh tao. Mỗi bông có đường kính 8-16cm. Hoa quỳnh nở trong đêm có mùi hương nhẹ nhàng thanh tao, nồng nàn và quyến rũ. Sau 2 tiếng hoa sẽ tàn, (nhưng hiện nay có loại lai mới tên Nhật Quỳnh - lai giữa quỳnh và thanh long, hoa của nó phải 3 ngày sau mới tàn).

Người xưa vẫn quan niệm, hoa quỳnh nở là điềm may mắn, hạnh phúc. Những cánh hoa trắng muốt nở về đêm không chỉ thơm, có ý nghĩa về thưởng lãm nghệ thuật, hoa quỳnh còn là một trong những loại hoa dùng để chế biến món ăn rất ngon miệng.

Hoa quỳnh được ứng dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Theo kinh nghiệm dân gian, hoa quỳnh có vị ngọt nhưng lại không gây nóng mà ngược lại, nó còn có tác dụng mát máu. Bên cạnh đó, loài hoa này còn được sắc lấy nước uống (từ 3 – 5 bông hoa). Dưới đây là những công dụng của hoa quỳnh:

+ Trong Đông y:

Đây là vị thuốc quý, có tác dụng đặc trị các bệnh về hệ hô hấp và phổi. Ví dụ như dùng hoa quỳnh mới nở đem thái nhỏ và mang đi hấp cách thủy với mật ong hoặc có thể đem nấu với trứng gà để ăn chữa long đờm.

Nhiều người dùng hoa quỳnh ngâm rượu để chữa đau bụng và dùng để bôi các vết bầm tím. Được biết loại rượu này để càng lâu càng tốt, càng có khả năng chữa trị hiệu quả.

+ Trong y học hiện đại:

Hỗ trợ hệ tim mạch, giảm mỡ máu: Hoa có các hoạt chất giúp ổn định hệ tim mạch, kích thích chuyển hóa cholesterol xấu ở gan. Bên cạnh đó, cây giúp cải thiện huyết áp hay các rối loạn như thiếu máu tim, nhồi máu tim, đột quỵ…

Hỗ trợ rối loạn tiết niệu: Chiết xuất từ hoa của cây này giúp đánh tan sỏi thận, niệu quản...

Hỗ trợ tiêu hóa, chữa đầy hơi, giảm đau: Hoa giúp điều chế thuốc giảm đau do chuột rút, chấn thương, đau bụng quanh rốn, vùng thượng vị…

Món ngon từ hoa quỳnh giúp bổ phổi

* Hoa quỳnh xào trứng tốt cho phổi

Nguyên liệu: 2 - 3 hoa quỳnh mới nở; trứng gà ta 1 - 2 quả; Gia vị muối, mì chính, dầu ăn…

Cách làm hoa quỳnh xào trứng

Hoa quỳnh đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Dau đó mọi người dầu vào chảo đun nóng, cho tiếp hoa vào xào qua rồi đập trứng gà vào xào tiếp, nêm gia vị vừa miệng. Xào tới khi trứng và hoa quỳnh chín thì bắc ra ăn nóng.

Món ăn này có tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, long đờm, tốt cho phổi.

* Canh hoa quỳnh nấu với thịt nạc ăn bổ phổi

Mọi người có thể dùng hoa quỳnh 1 - 3 bông để chế biến món canh hoa quỳnh nấu với thịt nạc ăn bổ phổi này. Hoa quỳnh tối nở sáng tàn nên cần lấy nấu luôn trưa hôm sau để đảm bảo độ ngon.

Cách chế biến đơn giản như nấu các loại canh thông thường khác. Hoa quỳnh mọi người rửa sạch bụi phấn, bỏ đi phần nhụy và cuống rồi rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Thịt thì xay, lấy khoảng 100gr là đủ.

* Gỏi hoa quỳnh

Nếu có nhiều hoa quỳnh, có thể làm món gỏi hoa quỳnh. Món gỏi hoa quỳnh cũng làm với những nguyên liệu gỏi thông thường như là thịt nạc, tôm, cà rốt, hành tây, lạc khô, rau thơm, tỏi, ớt… Gia vị gồm giấm hoặc dùng chanh, nước mắm, bột canh, đường, muối, tiêu.

+ Làm sạch tôm, luộc rồi bóc vỏ lấy phần thịt. Thịt nạc rửa bằng giấm hoặc rượu cho đỡ mùi hôi, sau thái chỉ.

+ Với hoa quỳnh rửa sạch, thái nhỏ hoặc tùy theo sở thích. Cà rốt rửa sạch và bào sợi; rau thơm, hành tây rửa sạch, thái nhỏ.

+ Pha nước trộn nộm từ đường, mắm, nước cốt chanh, tỏi và ớt băm nhuyễn. Khi nước trộn vừa miệng, mọi người trộn tất cả nguyên liệu vào các nguyên liệu đã sơ chế trên đảo đều. Để ngấm trong 15 phút và trang trí bằng lạc rang, hành phi, ớt thái lát trước khi thưởng thức.

Dân gian thường trồng cây quỳnh sát cạnh cây giao (kim giao) với mục đích làm cho cây quỳnh ra hoa đẹp hơn và nhiều hoa hơn. Ngoài ra từ xa xưa đây còn là một thứ chơi hoa của người xưa, là một biểu tượng mãnh liệt của tình yêu.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: Thuốc cổ truyền

Tin cùng chuyên mục

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Quân khu 9 thực hành diễn tập bắn đạn thật

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Thanh Trì (Hà Nội): Rác thải bủa vây vỉa hè đường Phạm Tu gây ô nhiễm môi trường

Cần triển khai nhiều hơn mô hình phòng, chống đuối nước đối với trẻ em

Nhiều khách 'sập bẫy' khi đăng ký dịch vụ lưu trú, mua sắm trước thềm Festival hoa Đà Lạt

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai