Thứ hai 25/11/2024 16:29

Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối khách hàng qua kênh thương mại điện tử

Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Internet tại Việt Nam sẽ đạt mức 49 tỷ USD vào năm 2025, trong đó 32 tỷ USD là từ thương mại điện tử.

Sáng 6/4, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối hợp cùng Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ thương mại (VINEXAD) tổ chức sự kiện kết nối với chủ đề: “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối với thị trường thế giới qua thương mại điện tử”.

Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Internet tại Việt Nam sẽ đạt mức 49 tỷ USD vào năm 2025, trong đó 32 tỷ USD là từ thương mại điện tử

Cơ hội kết nối với thị trường thế giới

Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Thị Thanh Tâm – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VCCI) cho rằng: Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, kết nối hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có các FTA thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh (UKVFTA)…

“Đây là những điều kiện thuận lợi để mở rộng cánh cửa thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời là cơ hội để thu hút đầu tư công nghệ và cải thiện môi trường kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” – bà Trần Thị Thanh Tâm thông tin.

Bên cạnh hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin tại sự kiện cũng cho rằng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã mở ra cơ hội lớn và trở thành động lực quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với thị trường thế giới thông qua thương mại điên tử. Đưa thương mại điện tử trở thành xu hướng tất yếu, là cơ hội lớn để mỗi quốc gia, doanh nghiệp mang sản phẩm của mình đến với toàn thế giới.

Trên thực tế, những năm gần đây, thương mại điện tử ngày càng được mở rộng và phát triển, là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế. Để hỗ trợ cho thương mại điện tử, thời gian qua đã có nhiều chính sách cho ngành này phát triển, trong đó Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia 2021-2025 đã xác định một số mục tiêu như: Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và địa phương về mức độ phát triển của thương mại điên tử; xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hoá Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử; đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới.

Với những chính sách đó, giai đoạn 2017-2022, thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định từ 16-30%. Theo Báo cáo Kinh tế khu vực Đông Nam Á đánh giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế Internet Việt Nam nhanh nhất trong khu vực, từ 18 tỷ USD năm 2021 lên quy mô 23 tỷ USD trong năm 2022. Trong đó, 14 tỷ USD là từ lĩnh vực thương mại điện tử, dự báo kinh tế Internet Việt Nam đã đạt mức 49 tỷ USD vào năm 2025, trong đó thương mại điện tử chiếm tới 32 tỷ USD.

Trong khi đó, theo dự báo của ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử (Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số) - Bộ Công Thương: Thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng 20% trong thời gian tới. Năm 2022, Amazone bán 10 triệu sản phẩm, tăng 20% so với trước đó, và Alibaba cũng có mức tăng trưởng tương tự.

Nhiều doanh nghiệp vẫn được đánh giá thiếu kỹ năng kinh doanh trực tuyến

Giải pháp nào để doanh nghiệp “tìm kiếm khách hàng” hiệu quả?

Rõ ràng, tiềm năng phát triển và lợi ích của thương mại điện tử với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên thông tin từ sự kiện cũng cho thấy, còn không ít những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại điện tử, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bởi các doanh nghiệp vẫn được đánh giá là thiếu kỹ năng kinh doanh trực tuyến; khó khăn trong việc tạo dựng được niềm tin với khách hàng; các quy định cần tuân thủ của các quốc gia nhập khẩu; việc doanh nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc còn chưa chuẩn hoá về nội dung và hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu truy xuất; doanh nghiệp còn chưa thực sự tập trung vào chăm sóc, xây dựng các gian hàng chất lượng trên các nền tảng thương mại điện tử để tối ưu doanh thu và tiếp cận khách hàng…

Trong khi đó, theo báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong 5 năm gần đây cho thấy, việc “tìm kiếm khách hàng” luôn là khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải. Theo đó, tìm kiếm khách hàng thông qua thương mại điện tử, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covd-19 và những biến động toàn cầu đang gia tăng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, tuy nhiên vấn đề này lại không dễ, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, để hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng qua kênh thương mại điện tử, ông Nguyễn Văn Thành cho rằng vấn đề hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho phát triển thương mại điện tử như hạ tầng, nhân lực, khuyến khích khu vực tư nhân đổi mới sáng tạo và tích cực tham gia ứng dụng thương mại điện tử; chuẩn hoá thị trường, chuẩn hoá thông tin... vẫn rất cần được lưu tâm.

Bên cạnh cần hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, nhiều ý kiến cũng cho rằng, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao năng lực sản xuất, nhằm tạo ra những sản phẩm tốt, có xuất xứ rõ ràng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt, các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất cũng cần đa dạng, hướng tới tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng, nhất là thế hệ gen Z, vì đây chính là tệp khách hàng tiềm năng nhất của thương mại điện tử trong thời gian tới.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội