Hình thành thị trường carbon toàn cầu: Thách thức từ quy tắc thương mại

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã chính thức khai mạc ở Glasgow (Vương quốc Anh) vào ngày 31/10 và kéo dài hai tuần. Đây là hội nghị được kỳ vọng với nhiều quyết định quan trọng nhằm ứng phó với những vấn đề biến đổi khí hậu và khủng hoảng năng lượng hiện nay, đặc biệt là việc thiết lập các quy tắc thương mại cho thị trường carbon toàn cầu.

Thách thức to lớn

Các nhà kinh tế đã đề xuất về thị trường carbon như một cách để tăng tham vọng về khí hậu và giảm mức carbon dioxide (CO2) trong khí quyển bằng cách tạo ra động lực tài chính để hạn chế phát thải. Ý tưởng là, nếu một quốc gia trả tiền cho việc cắt giảm hoặc thu giữ lượng khí thải ở một quốc gia thứ hai, chẳng hạn bằng cách trồng rừng hoặc lắp đặt các cơ sở năng lượng tái tạo, thì quốc gia đó có thể tính những mức giảm đó vào mục tiêu khí hậu của riêng mình. Mục đích là cứ mỗi tấn CO2 thải ra ở một nơi nào đó, thì sẽ có một tấn khác được thu giữ ở nơi khác. Các quốc gia có thể trao đổi các khoản tín dụng trên thị trường toàn cầu, mỗi khoản đại diện cho một tấn CO2. Về mặt lý thuyết, sự trao đổi này sẽ cân bằng và ngăn chặn sự gia tăng tổng thể về lượng khí thải - với điều kiện là tất cả lượng khí thải từ hoạt động của con người đều được đề cập trong chương trình.

Hình thành thị trường carbon toàn cầu: Thách thức từ quy tắc thương mại

Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực ứng phó với những vấn đề biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, việc thiết lập một thị trường carbon toàn cầu đã được chứng minh là một thách thức to lớn. Trong gần 30 năm, các quốc gia đã cố gắng, và phần lớn đều thất bại, để đưa ra các quy tắc mạnh mẽ.

Kế hoạch toàn cầu đầu tiên bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997. Được gọi là Cơ chế phát triển sạch (CDM), thị trường carbon này đi vào hoạt động vào năm 2006. Theo CDM, các nước giàu hơn có thể giảm lượng khí thải bằng cách chi trả cho việc phát triển các dự án giảm thiểu carbon ở các quốc gia nghèo hơn và coi việc cắt giảm này là một phần trong mục tiêu của chính họ.

Nghị định thư Kyoto cũng thiết lập các kế hoạch “giới hạn và thương mại”, trong đó đặt ra giới hạn về tổng lượng khí thải được phép từ các nguồn sử dụng nhiều carbon, chẳng hạn như vận tải biển và ngành công nghiệp năng lượng, ở cấp khu vực, quốc gia và quốc tế. Liên minh châu Âu đã tạo ra hệ thống thương mại khí thải đầu tiên trên thế giới, dựa trên nguyên tắc giới hạn và thương mại, vào năm 2005. Theo một nghiên cứu năm 2020, hệ thống này đã giảm lượng khí thải carbon hơn một tỷ tấn từ năm 2008 đến năm 2016. Mặt khác, CDM đã sụp đổ do những lo ngại phổ biến về hiệu quả môi trường và các yếu tố khác. 85% các dự án bù đắp do Liên minh châu Âu sử dụng trong khuôn khổ CDM đã không thể giảm lượng khí thải. Năm 2015, 190 quốc gia đã ký Hiệp định Paris và đặt ra các mục tiêu giảm phát thải.

Các cơ chế giao dịch khí thải khuyến khích những người tham gia tìm ra những cách thức sáng tạo để giảm lượng khí thải carbon dioxide và đưa ra lựa chọn trao đổi carbon dư thừa với các quốc gia khác. Thành công của giao dịch carbon quốc tế bị xáo trộn do các vấn đề như cung vượt cầu và thiếu các quy tắc kế toán. Thỏa thuận Paris dường như có giải pháp cho vấn đề này, khi các quốc gia nhất trí giảm lượng khí thải bằng cách đặt ra các mục tiêu khí hậu, được gọi là Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC). Điều 6.2 của Thỏa thuận Paris quy định rằng các quốc gia có thể sử dụng “các kết quả giảm thiểu được chuyển giao quốc tế” (ITMO) - các mức giảm phát thải được giao dịch do một bên tạo ra - đối với các đóng góp được xác định trên phạm vi quốc gia của bên mua. Điều này có nghĩa là hai quốc gia có thể hợp tác để giảm lượng khí thải carbon toàn cầu và đáp ứng NDC của họ. Ví dụ, quốc gia A và B có thể tạo ra một thỏa thuận giúp quốc gia A dễ dàng chuyển đổi từ điện chạy bằng than sang các nguồn sạch hơn do quốc gia B sản xuất. Không chỉ quốc gia A giảm phát thải, cho phép đáp ứng NDC của quốc gia đó, mà còn là thỏa thuận cho phép quốc gia A để lại ITMO để bán và quốc gia B sau đó có thể mua.

Bộ quy tắc đầy hứa hẹn

Các quy tắc cho thị trường carbon toàn cầu vẫn đang được tiến hành và có dấu hiệu lạc quan về việc đạt được tiến triển tại cuộc đàm phán về khí hậu ở Glasgow. Trong khi đó, các dự án thí điểm và các sáng kiến khác - trong nhiều ngành khác nhau, từ quản lý chất thải đến vận chuyển - đã xuất hiện trên toàn thế giới để chỉ ra cách thức hoạt động của quá trình chuyển giao ITMO trong thực tế. Ví dụ, Chương trình Canada-Chile cung cấp đổi mới kỹ thuật để giảm phát thải trong lĩnh vực quản lý chất thải và một hệ thống theo dõi, giám sát và báo cáo việc giảm phát thải. Vẫn còn nhiều câu hỏi liên quan đến lợi ích của việc chuyển giao cắt giảm carbon, bao gồm cả việc liệu các Chính phủ có nên hỗ trợ chuyển giao giữa các công ty hay không. Các quy tắc phải đảm bảo “tính toàn vẹn của môi trường.” Điều này có nghĩa là bất kỳ trao đổi ITMO nào cũng phải đảm bảo có được những lợi ích về môi trường - rằng việc giảm khí nhà kính sẽ không xảy ra nếu không có giao dịch.

Việc tính toán và chất lượng phát thải, cách chúng được chuyển giao và các tác động giảm thiểu lâu dài có thể giúp giải quyết tính toàn vẹn của môi trường. Những người viết ra bộ quy tắc cũng phải xác định cách thức báo cáo lượng khí thải và lập các sổ đăng ký minh bạch để đảm bảo việc giảm lượng khí thải không được tính hai lần. Một số người coi Điều 6.2 chưa đáp ứng yêu cầu vì nó có những ý tưởng tốt nhưng các quy tắc không rõ ràng. Cần có những khuyến khích rõ ràng để các quốc gia đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng mà không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.

Các bước tiếp theo

Các cuộc đàm phán tại COP26 có ý nghĩa rất quan trọng để các Chính phủ sửa đổi và hợp tác để hướng tới các mục tiêu khí hậu. Báo cáo mới nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) kêu gọi hành động khẩn cấp về khí hậu toàn cầu và các ITMO mang lại cơ hội đầy hứa hẹn cho phép các quốc gia hợp tác để đạt được các mục tiêu này. Các ngành công nghiệp và Chính phủ phải hợp tác để tạo ra các mô hình khuyến khích việc tạo ra các cơ chế buôn bán carbon để chuyển giao ITMO, đồng thời tạo ra các lợi ích kinh tế và môi trường. Corsia, một cơ chế thị trường do Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế Liên hợp quốc phát triển, đang dẫn đầu với mục tiêu là tìm cách làm cho tất cả các chuyến bay quốc tế tăng trưởng sau năm 2020 là trung tính carbon. Cho đến ngày nay, Corsia có 81 quốc gia tham gia, chiếm 75% lượng khí thải trong ngành hàng không quốc tế.

Than vẫn là nguồn cung cấp gần 40% điện năng trên thế giới và Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là những nước tiêu thụ nhiều than nhiệt, nguồn phát thải carbon dioxide lớn nhất.
Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Nhiều lo ngại về chính sách thuế cứng rắn của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc

Nhiều lo ngại về chính sách thuế cứng rắn của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn 'tranh hùng' giữa hai ứng viên khi nào bắt đầu?

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Châu Âu phát triển dự án lưu trữ năng lượng dưới lòng đất

Châu Âu phát triển dự án lưu trữ năng lượng dưới lòng đất

Tổng thống Pháp hé lộ kế hoạch đầy tham vọng để làm

Tổng thống Pháp hé lộ kế hoạch đầy tham vọng để làm 'sống lại' nền kinh tế châu Âu

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Mỹ nghiên cứu đề xuất cung cấp vũ khí mới trị giá 1 tỷ USD cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Mỹ nghiên cứu đề xuất cung cấp vũ khí mới trị giá 1 tỷ USD cho Israel

Chiến sự Nga-Ukraine 15/5/2024: Nga muốn giải quyết toàn diện và công bằng xung đột; Ukraine đang ở thời điểm quan trọng

Chiến sự Nga-Ukraine 15/5/2024: Nga muốn giải quyết toàn diện và công bằng xung đột; Ukraine đang ở thời điểm quan trọng

Động lực để củng cố hợp tác song phương giữa Việt Nam - Kazakhstan

Động lực để củng cố hợp tác song phương giữa Việt Nam - Kazakhstan

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

Ủy ban hỗn hợp lần thứ 4 rà soát Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ

Ủy ban hỗn hợp lần thứ 4 rà soát Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ

Cuộc thăm dò mới nhất ở các bang cho thấy điều gì về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?

Cuộc thăm dò mới nhất ở các bang cho thấy điều gì về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 14/5/2024: Mỹ không tin Israel giành

Chiến sự Israel-Hamas ngày 14/5/2024: Mỹ không tin Israel giành ''chiến thắng hoàn toàn'' trước Hamas

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/5/2024: Tình hình tại Kharkov được so sánh như

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/5/2024: Tình hình tại Kharkov được so sánh như ''trên bờ vực thẳm''

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Đổi mới Quốc hội Bulgaria

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Đổi mới Quốc hội Bulgaria

Thái Lan xem xét biện pháp chống bán phá giá mới đối với thép Trung Quốc

Thái Lan xem xét biện pháp chống bán phá giá mới đối với thép Trung Quốc

Xem thêm