Thứ sáu 22/11/2024 02:52

Hình thành ngành công nghiệp tái chế: Giải pháp cốt lõi giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa

Bên cạnh các công cụ chính sách, ngành công nghiệp tái chế đang được cho là giải pháp cốt lõi, căn bản để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhựa liên tục tăng

Tại Hội thảo “Chính sách giảm thiểu, thay thế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các siêu thị và trung tâm thương mại” do Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) tổ chức vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, bà Đỗ Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - chia sẻ: Ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng hàng năm từ 16 - 18%/năm. Năm 2022, sản lượng nhựa đạt 9,54 triệu tấn, với 3.300 doanh nghiệp nhựa và 250.000 người lao động. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhựa ở Việt Nam liên tục tăng, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người gia tăng nhanh chóng ở mức 10,6%/năm… Tuy nhiên, kéo theo đó là sự gia tăng, phát sinh của rác thải nhựa. “Để giải quyết vấn đề này, cần có sự chung tay của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và từng người dân Việt Nam trong nỗ lực chung của khu vực và toàn cầu”- bà Phương Dung nhấn mạnh

Cần giảm thiểu rác thải nhựa trong tiêu dùng. Ảnh: Cấn Dũng

Theo báo cáo hiện trạng chất thải nhựanăm 2022, tổng khối lượng chất thải nhựa phát sinh là 2,9 triệu tấn và có tốc độ gia tăng khoảng 5%/năm. Tổng lượng rác thải nhựa được thu gom là 2,4 triệu tấn nhưng chỉ có 0,9 triệu tấn rác thải nhựa được phân loại cho tái chế và 0,77 triệu tấn rác được tái chế. Tổng thất thoát chất thải nhựa vào môi trường là 0,42 triệu tấn, trong đó, phần lớn đến từ sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học.

Ông Trần Việt Anh - Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam:

Cần sớm đưa ra những tiêu chuẩn và định hướng công nghệ tái chế, phân loại. Đồng thời, có những giáo trình về đào tạo, tái chế và phải đưa vào một ngành học ở các trường về môi trường hoặc kỹ thuật. Khi đã có quy trình chuẩn, các sản phẩm nhựa sẽ được tái chế, kéo dài vòng đời hơn.

Tính riêng các loại túi nilon, ước tính, Việt Nam sử dụng và thải bỏ khoảng hơn 30 tỷ túi/năm. Tại các đô thị, lượng túi nilon được tiêu thụ khoảng 10,48 - 52,4 tấn/ngày. Trong số này, chỉ khoảng 17% số túi nilon được thường xuyên tái sử dụng, còn lại đều bị thải bỏ, gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái.

Tìm giải pháp cho ô nhiễm nhựa

Ông Trần Việt Anh - Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam - cho biết, năm 2018, toàn thế giới tiêu thụ khoảng 2.400 tỷ sản phẩm nhựa bao bì thông qua việc tiêu dùng các loại hàng hóa thiết yếu như thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm… Năm 2022, nhu cầu sử dụng bao bì ở mức hơn 2.600 tỷ sản phẩm, trong đó, bao bì thực phẩm và đồ uống có nhu cầu sử dụng lớn nhất, chiếm đến 93% tổng sản phẩm bao bì nhựa. Trước vấn đề quá tải về rác thải nhựa, nhiều quốc gia trên thế giới đang dần đẩy mạnh hạn chế sử dụng bao bì nhựa, đặc biệt là bao bì nhựa dùng một lần, nhằm giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường. Các biện pháp chủ yếu gồm cấm sử dụng hoặc áp thuế với các sản phẩm bao bì nhựa một lần.

Tại Việt Nam, những năm gần đây, ngành nhựa Việt Nam tiêu thụ khoảng 5,9 triệu tấn nguyên liệu nhựa nguyên sinh, tương đương mức tiêu thụ bình quân 63 kg/người/năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình thế giới là 46 kg/người/năm; tăng trưởng trung bình khoảng 10%/năm. Cuộc khủng hoảng rác thải tại Việt Nam kéo theo khủng hoảng chôn lấp, mất an ninh lương thực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và gây nhiều nguy hại cho hệ sinh thái.

Theo ThS. Phạm Hồng Hiệp - Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Tuy nhiên, quá trình thực thi gặp nhiều khó khăn do sự chồng chéo giữa các đơn vị quản lý. Cùng với đó, việc kiểm soát phế liệu nhựa nhập khẩu còn tiếp tục gây tranh cãi và là thách thức nhất đối với Chính phủ nhằm giải quyết “bài toán” cân bằng giữa nhu cầu sản xuất nội địa và việc kiểm soát khối lượng phế liệu nhập khẩu (chiếm 10%). Khái niệm về phế liệu hay nguyên liệu cũng có sự khác biệt; trong khi các cơ quan quản lý coi phế liệu là chất thải có thể được tái sử dụng, các nhà sản xuất lại coi đây là nguyên liệu đầu vào…

Hiện nay, các công ty môi trường đang thực hiện thu gom rác thải, trong đó, có 5 - 10% rác thải nhựa - những sản phẩm mà ngành nhựa đang quan tâm. Một số đơn vị tư nhân thực hiện tái chế rác thải nhựa, song những người thu gom, phân loại, lại chủ yếu làm thủ công và không theo một quy trình nào cả. Do đó, cần phải chuẩn hóa tất cả những hoạt động này. “Chúng ta phải hình thành ngành công nghiệp tái chế và các sản phẩm tái chế. Bên cạnh đó, đưa ra những quy định, quy chuẩn để kích thích doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đầu tư” - ông Trần Việt Anh nhấn mạnh.

Minh Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: rác thải nhựa

Tin cùng chuyên mục

Tích hợp VNeID lên iHanoi - Điểm nhấn mới trong triển khai Đề án 06/CP

Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Quân khu 9 thực hành diễn tập bắn đạn thật

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Thanh Trì (Hà Nội): Rác thải bủa vây vỉa hè đường Phạm Tu gây ô nhiễm môi trường

Cần triển khai nhiều hơn mô hình phòng, chống đuối nước đối với trẻ em