Hiệu quả đầu tư- một trong những nguyên nhân gây nhập siêu cao

Trong một nền kinh tế, khi nói đến xuất khẩu, nhập khẩu phải được hiểu là xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đối với nhập khẩu sản phẩm vật chất (goods) được tính theo giá FOB, có nghĩa là phí bảo hiểm, phí vận tải phải được tách ra và được xem như nhập khẩu dịch vụ.
Xuất nhập khẩu cấu thành nên GDP không chỉ có xuất nhập khẩu hàng hóa

Xuất nhập khẩu cấu thành nên GDP không chỉ có xuất nhập khẩu hàng hóa

CôngThương - Tuy nhiên tổng kim ngạch nhập khẩu được đo lường theo giá CIF. Việc phân biệt nhập khẩu sản phẩm vật chất và dịch vụ đơi khi là quan trọng trong nghiên cứu, phân tích và hiểu số liệu thống kê. Hiện nay trong nhiều báo cáo thường chỉ nhắc đến xuất nhập khẩu hàng hố (sản phẩm vật chất), mà số liệu về nhập khẩu hàng hĩa được cơng bố trong Niên giám Thống kê hoặc của Bộ Công thương được đo lường theo giá CIF, bao gồm cả phí bảo hiểm và phí vận tải hàng hố. Việc này, đôi khi dẫn đến những nhầm lẫn làm khó cho công tác điều hành vĩ mô. Theo Hệ thống các tài khoản Quốc gia GDP = Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình + Chi tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ + Tích luỹ gộp tài sản cố định + Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ - nhập khẩu hàng hố và dịch vụ. Như vậy xuất/nhập khẩu cấu thành nên GDP khơng chỉ có xuất nhập khẩu hàng hóa (sản phẩm vật chất).

NHẬP SIÊU GIA TĂNG

Từ năm 2000 – 2009, tình trạng nhập siêu hàng hố và dịch vụ ngày càng gia tăng, nếu tính theo tiền Việt Nam đồng với giá thực tế thì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vào khoảng 36%, còn nếu tính theo giá so sánh thì tốc độ tăng bình quân của nhập siêu từ 2000 – 2009 vào khoảng 28% năm. Nhập siêu hàng hóa theo đô la tăng bình quân 31% năm từ 2000 - 2009. Đặc biệt, tình trạng nhập siêu hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh từ năm 2007. Nếu tính theo tiền đồng và giá hiện hành, nhập siêu năm 2007 tăng hơn 300 % so với 2006, trong khi con số nhập siêu bình quân giai đoạn 2000 - 2006 chỉ tăng 26%/năm. Nếu loại trừ yếu tố giá, thì hai con số này tương ứng là gần 200% và khoảng 20%. Điều cần lưu ý, năm 2007 là năm đầu tiên VN gia nhập Tổ chức thương mại toàn cầu WTO nhưng cũng là năm nhập siêu gia tăng mạnh mẽ.

Một vấn đề đặt ra là nhu cầu nhập khẩu chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước (hơn 90%) để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng của sản xuất trong nước như tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản và xuất khẩu. Bài viết này cố gắng phân tích nguyên nhân và lượng hố xem cái gì dẫn đến tình trạng nhập siêu ngày càng tăng trong những năm qua. Nghiên cứu này dựa trên cấu trúc của nền kinh tế thông qua bảng Cân đối liên ngành (bảng Input – output) được công bố bởi Tổng cục Thống kê và những lý thuyết cơ bản của Keynes và W. Leontief để xem nhân tố nào của tổng cầu cuối cùng ảnh hưởng nhiều nhất đến nhập khẩu.

CHỈ SỐ KÍCH THÍCH NHẬP KHẨU

Để làm rõ nguyên nhân và bản chất của vấn đề, nghiên cứu tách phần tổng cầu (nhu cầu trung gian cho sản xuất (intermediate demand) và nhu cầu cuối cùng (final demand); Tổng cầu cuối cùng là GDP) thành sử dụng sản phẩm trong nước và sử dủng sản phẩm nhập khẩu, từ đó tính tốn định lượng ảnh hưởng của tổng nhu cầu cuối cùng trong nước đến nhập khẩu.

Trong giai đoạn từ 1989 – 2007, chỉ số kích thích nhập khẩu bình quân tăng từ 1,26 – 1,34%. Điều này có nghĩa trong giai đoạn trước khi tăng 1 đơn vị nhu cầu trong nước sẽ lan tỏa đến nhập khẩu 1,26 đồng, đến nay ảnh hưởng này tăng lên 1,34 đồng chi một đơn vị tăng lên của nhu cầu trong nước. Chỉ số lan toả nhập khẩu là bình quân của chỉ số kích thích nhập khẩu theo ngành, ngành nào có chỉ số lan toả về nhập khẩu thấp hơn 1 có nghĩa thấp hơn mức bình quân chung của nền kinh tế, ngành nào có chỉ số này lớn hơn 1 có nghĩa lớn hơn mức bình quân chung của nền kinh tế .

Tính toán cho thấy hầu hết các ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo và xây dựng có chỉ số lan tỏa về nhập khẩu tăng lên theo thời gian. Đặc biệt một số ngành như ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng khác, công nghiệp chế biến nguyên vật liệu và công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị trong giai đoạn hiện nay có ảnh hưởng lan toả về nhập khẩu cao hơn hẳn giai đoạn trước đó.

Hầu hết xuất khẩu của nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo kích thích nhập khẩu mạnh mẽ. Chỉ số kích thích nhập khẩu lớn nhất là xuất khẩu sản phẩm của công nghiệp chế biến nguyên vật liệu, tiếp đến là xuất khẩu sản phẩm của công nghiệp chế biến vật phẩm tiêu dùng và công nghiệp chế biến máy móc thiết bị. Xuất khẩu dịch vụ vận tải cũng kích thích nhập khẩu dịch vụ vận tải mạnh mẽ.

Hiện, nhu cầu nhập khẩu giữa các yếu tố của cầu sản phẩm sản xuất trong nước thay đổi rõ rệt. Nếu trong giai đoạn trước, tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước kích thích nhập khẩu nhiều nhất, thì trong giai đoạn hiện nay, tích lũy tài sản từ sản phẩm sản xuất trong nước kích thích nhập khẩu nhiều nhất. Nếu tích lũy tăng thêm 1 đơn vị sản phẩm sẽ kích thích đến nhập khẩu 1,69 đơn vị sản phẩm. Điều này có thể thấy càng đầu tư không hiệu quả thì càng kích thích nhập khẩu mạnh.

Nhiều nghiên cứu về hiệu quả đầu tư thông qua hệ số ICOR cho thấy, hiệu quả đầu tư trong giai đoạn hiện nay là khá thấp. Như vậy, hiệu quả đầu tư là một trong những nguyên nhân gây nên nhập siêu cao.  Ngoài ra, khi tăng 1 đơn vị sản phẩm xuất khẩu sẽ kích thích đến 1,5 đơn vị nhập khẩu, chỉ số này tăng lên rất lớn so với giai đoạn trước (17%). Như vậy, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến cũng là nguyên nhân dẫn đến nhập khẩu. Trong khi đó tiêu dùng cuối cùng sản phẩm sản xuất trong nước kích thích đến nhập khẩu giảm so với giai đoạn trước, nếu trong 10 năm trước tiêu dùng sản phẩm trong nước lan tỏa đến nhập khẩu là 1,4 thì trong giai đoạn hiện nay giảm xuống còn 1,26. Điều này có thể thấy một số các chi phí đầu vào khi sản xuất sản phẩm trong nước đã được thay thế nhập khẩu bằng các sản phẩm sản xuất trong nước. Nhưng điều tích cực này khơng thể lấn át nổi việc nhập khẩu bị gia tăng bởi cấu trúc kinh tế (cấu trúc ngành, cấu trúc về sở hữu, cấu trúc chi phí trung gian và cấu trúc của nhu cầu cuối cùng…) không hợp lý và hiệu quả đầu tư kém.

Bùi Trinh

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Xem thêm