Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào sẽ là đòn bẩy nâng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.
Việt Nam - Lào ký kết xây dựng băng tải vận chuyển than xuyên biên giới Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa hai nước Việt Nam - Lào Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào Thúc đẩy hợp tác lĩnh vực điện lực Việt Nam - Lào Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Đòn bẩy nâng quy mô thương mại

Hai nước Việt Nam và Lào có chung đường biên giới đất liền dài 2.337 km, với 9 cặp cửa khẩu quốc tế, 6 cửa khẩu chính và 18 cửa khẩu phụ. Dù là một nước nhỏ với dân số chỉ khoảng 7 triệu người, song Lào có vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ chính trị, quốc phòng an ninh với Việt Nam, trong đó hoạt động thương mại biên giới đóng vai trò quan trọng trong hợp tác thương mại hai nước, chiếm đến 90% tổng giá trị thương mại của hai bên.

Thương vụ Việt Nam tại Lào cho biết, thời gian qua, quan hệ thương mại biên giới giữa hai nước đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt là việc tận dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại song phương (ký ngày 3/3/2015 tại Hà Nội, Việt Nam) và cao hơn nữa là các cơ chế ưu đãi đặc thù tại Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào (ký ngày 27/6/2015). Trong Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào, hai nước dành cho nhau những ưu đãi riêng có mà không dành cho bất kỳ nước thức ba, điều này đã góp phần thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như phát triển kết nối kinh tế giữa hai nước.

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Đặc biệt hơn nữa, để phù hợp với tình hình phát triển mới, Chính phủ hai nước đã giao hai ngành Công Thương đàm phán, sửa đổi, bổ sung xây dựng Hiệp định Thương mại mới. Sau quá trình đàm phán kéo dài 3 năm, Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào mới đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương hai nước thay mặt Chính phủ hai bên ký kết vào ngày 8/4/2024 vừa qua trong chuyến thăm, làm việc tại Lào của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương trong các ngày từ 6 - 8/4/2024.

Hiệp định đã tạo hành lang pháp lý giúp thuế quan hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước cơ bản đã được bãi bỏ (đến trên 90%); đồng thời thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và tạo sự kết nối phát triển ổn định, bền vững và lâu dài” - Thương vụ đánh giá và khuyến nghị doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai nước quan tâm, sử dụng mẫu xuất xứ C/O form S để được hưởng tối đa những ưu đãi thuế quan của Hiệp định thương mại mới.

Cũng theo thông tin từ Thương vụ, để đẩy mạnh hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam - Lào, thời gian qua Thương vụ Việt Nam tại Lào đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại định kỳ hàng năm nhằm tạo dựng các cơ hội kết nối giao thương giữa các địa phương của hai nước. Nổi bật là Hội chợ Thương mại Việt - Lào Expo được tổ chức vào Quý III hàng năm, đây là chương trình xúc tiến thương mại quốc gia quan trọng kết nối giao thương, miễn phí gian hàng, giúp cộng đồng doanh nghiệp hai nước có cơ hội giao lưu, ký kết nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Năm 2024, Hội chợ Thương mại Việt - Lào Expo sẽ được tổ chức vào tháng 7/2024 tại thủ đô Viêng-Chăn, Lào. Hội chợ dự kiến quy tụ khoảng 200 gian hàng tiêu chuẩn, trong đó có khoảng 100 gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam đến từ các ngành hàng: Nông sản thuỷ sản và thực phẩm chế biến; May mặc - Thời trang; Điện - Điện tử và điện gia dụng; Máy và thiết bị công nghiệp, xây dựng và vật liệu xây dựng; Đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ; Hàng tiêu dùng; Dược phẩm và thiết bị y tế; Dịch vụ thương mại, đầu tư...

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới
Hội chợ Thương mại Việt - Lào Expo là cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối giao thương quan trọng của doanh nghiệp hai nước. Trong ảnh là đại diện doanh nghiệp phân phối, giới thiệu sản phẩm gạo Việt Nam tại Hội chợ

Thương vụ Việt Nam tại Lào nhấn mạnh, với các chính sách ưu đãi đã tạo ra không gian rộng lớn cho phát triển kinh tế, thương mại. Giai đoạn 2010-2023 hợp tác thương mại Việt Nam và Lào đã có những bước phát triển vượt bậc, Việt Nam luôn nằm trong Top 3 đối tác thương mại lớn nhất của Lào với kim ngạch thương mại cán mốc 1 tỷ USD và duy trì bình quân ở mức 1,084 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm. Năm 2023, thương mại hai nước đạt 1,7 tỷ USD và 2 tháng đầu năm 2024, thương mại hai nước đạt 277 triệu USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ 2023. Hai nước phấn đấu kim ngạch thương mại cán mốc 2 tỷ USD vào năm 2025.

Kéo giảm chi phí logistics, thúc đẩy xuất khẩu

Dù đạt nhiều kết quả tích cực trong quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư, song Thương vụ Việt Nam tại Lào thẳng thắn nhìn nhận, quy mô thương mại song phương hai nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng với mối quan hệ chính trị đặc biệt hai nước. Kim ngạch thương mại giữa hai nước Việt Nam - Lào chỉ chiếm khoảng 10% tổng xuất nhập khẩu hàng hóa của Lào với thế giới và chỉ chiếm khoảng 0,2% thương mại của Việt Nam với thế giới.

Phân tích các nguyên nhân, Thương vụ cho rằng, trước hết, nếu xét về dung lượng thị trường và độ mở của nền kinh tế thì Lào một trong những nước có nền kinh tế quy mô nhỏ nhất trong khối ASEAN; có sức mua hạn chế, với thị phần xuất nhập khẩu hàng hóa hàng năm ở mức khiêm tốn (khoảng trên dưới 14 tỷ USD/năm, nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD/năm); nền sản xuất hàng hóa tiêu dùng nội địa còn yếu chưa đóng góp nhiều cho xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thời gian qua là nguyên liệu thô, khoáng sản, gỗ và điện (chiếm khoảng 60%).

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới
Giảm chi phí logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường Lào. Ảnh minh họa

Thứ hai, hiện tại Lào chưa xử lý được vấn đề cơ sở hạ tầng logistic bền vững, chi phí vận tải hàng hóa giữa Việt Nam và Lào còn cao so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường là Thái Lan và Trung Quốc, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, do quãng đường vận chuyển, chất lượng đường thấp, nhiều cung đường nằm trên địa hình đồi núi.

Thứ ba, hàng hóa Việt Nam chưa giảm được bớt khâu trung gian giữa sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ ở Lào. “Hàng hóa Việt Nam chưa vươn tầm, mở rộng và thâm nhập vào được các hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ tại Lào so với hai đối thủ cạnh tranh là Thái Lan và Trung Quốc” - Thương vụ chỉ rõ và còn cho biết, hiện nay giá bán của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại đến từ Thái Lan hay Trung Quốc.

Trong tương lai, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa hai nước Việt Nam - Lào, Thương vụ Việt Nam tại Lào kiến nghị Chính phủ hai nước xem xét, sớm hiện thực hóa xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Viêng-Chăn và nâng cấp Quốc lộ 8 và tuyến đường sắt Vũng Áng - Viêng-Chăn nhằm tháo gỡ nút thắt, giảm thiểu chi phí vận tải, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam tại Lào.

Cùng đó, Thương vụ cũng kiến nghị Chính phủ hai nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa tại các tỉnh thành của Lào; thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Lào, đầu tư xây dựng chợ biên giới, trung tâm thương mại, phân phối hàng hóa, kho thương mại trong khu kinh tế cửa khẩu, khu vực cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào để cung cấp hàng hóa sang Lào.

Ngoài ra, tăng cường phối hợp tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, không chỉ tại thủ đô Viêng Chăn mà còn mở rộng sang các tỉnh, thành lân cận của nước bạn Lào. “Những chương trình hội chợ, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cần vận động, khuyến khích các doanh nghiệp lớn, thương hiệu lớn tham gia tạo ấn tượng mạnh cho doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam tại thị trường Lào” - Thương vụ nhận định và cho rằng, Chính phủ hai nước cần thúc đẩy hợp tác mua bán điện, than đá do Lào có nguồn tài nguyên khoáng sản than đá dồi dào, có sản lượng điện sản xuất hàng năm lớn với nhiều đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông, đây là hai trụ cột hợp tác chính giúp tăng trưởng thương mại hai nước trong thời gian tới.

Trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith diễn ra hôm 8/4/2024 tại Viêng-Chăn, Lào vừa qua, hai Bộ trưởng nhất trí cho rằng để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá, gia tăng khối lượng kim ngạch thương mại phụ thuộc rất lớn vào việc cộng đồng doanh nghiệp hai nước thực thi có hiệu quả các cam kết hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Lào. Trên cơ sở đó, hai bên nhất trí đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối doanh nghiệp hai nước như các diễn đàn doanh nghiệp, hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp, hội chợ thương mại, diễn đàn thúc đẩy thương mại, hội thảo thông tin thị trường.

Hai Bộ trưởng nhất trí thương mại biên giới có vai trò hết sức quan trọng đối với thương mại hai nước. Hiện nay, kim ngạch thương mại biên giới giữa Việt Nam và Lào chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch thương mại hai nước.

Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Lào giai đoạn tới, hai bên cần triển khai có hiệu quả Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào (ký vào tháng 1/2024); khai thác tận dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào mới.

Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Italy

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Italy

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan

Mời tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư toàn cầu tại bang Kerala, Ấn Độ

Mời tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư toàn cầu tại bang Kerala, Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/12: Lữ đoàn

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/12: Lữ đoàn 'chuẩn NATO' rút lui; UAV Ukraine đánh sập căn cứ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt

“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12: Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12: Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng 'sát thủ UAV'

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/12: Nga bắt giữ lính đánh thuê Ukraine; Lữ đoàn Kiev giành thắng lợi

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/12: Nga bắt giữ lính đánh thuê Ukraine; Lữ đoàn Kiev giành thắng lợi

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?

Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành

Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành 'mắt xích' quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/12: Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện; Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/12: Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện; Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/12: Lính NATO thiệt mạng ở Kharkov; bất ngờ cách tuyển quân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/12: Lính NATO thiệt mạng ở Kharkov; bất ngờ cách tuyển quân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ 'khủng'

Xem thêm