Thứ hai 23/12/2024 12:53

Hiểm họa từ loại gia vị thường ngày

Mặc dù là loại gia vị thông dụng từ gian bếp gia đình đến quán ăn, rất nhiều người lại không ý thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi sử dụng các loại đường trôi nổi, không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ đang được bày bán trên thị trường.    

Thói quen nhỏ, nguy cơ lớn

Thống kê cho thấy, trung bình một người Việt sử dụng khoảng 4 - 6kg đường dưới dạng trực tiếp (nêm nếm món ăn, pha chế thức uống…) mỗi năm. Đường là một gia vị quan trọng và không thể thay thế. Với mức độ tiêu thụ vừa phải, đường cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là người lao động nặng. Và như bao loại gia vị, thực phẩm khác, chất lượng của đường cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực thế cho thấy hiện nay rất nhiều người lại không có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi sử dụng đường.

Bằng chứng cụ thể và rõ ràng nhất chính là thói quen mua các loại đường không nhãn mác, xuất xứ vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dạo một vòng các chợ truyền thống, có thể dễ dàng bắt gặp các bao đường trắng, đường vàng, đường phèn bán theo kg hoặc được đóng sẵn trong túi ni lông 500g đến 1kg, cột bằng dây thun. Các sản phẩm này hoàn toàn không có thông tin cơ sở sản xuất, thương nhân chịu trách nhiệm cũng như chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Dù vậy, cả người bán lẫn người mua đều không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, vẫn vô tư sử dụng hằng ngày, chủ yếu vì mức giá rẻ hơn các loại đường túi có nhãn mác rõ ràng.

Trước đây, do công nghệ cũ, đường trắng thường có màu ngả vàng. Màu vàng này chính lượng mật mía còn lại sau quá trình ly tâm. Để “nâng hạng” sản phẩm nhằm bán được giá cao hơn, nhiều cơ sở đã sử dụng chất tẩy trắng công nghiệp (trong đó có axit photphoric - H3PO4) để tẩy màu cho đường, tạo ra màu trắng sáng. Đến những năm gần đây, khi nhiều người lo ngại đường trắng sử dụng thuốc tẩy và chuyển sang sử dụng đường vàng (đường “mỡ gà”), các cơ sở sản xuất lại sử dụng đường trắng (nhập lậu từ Thái Lan) trộn với màu công nghiệp để tạo ra các loại “đường vàng mật mía”, đánh lừa người tiêu dùng. Cá biệt có trường hợp cơ quan chức năng phát hiện một cơ sở sử dụng… máy trộn bê tông để trộn đường. Và một phần không nhỏ các loại đường trắng, đường vàng trôi nổi trên thị trường chính là các sản phẩm sản xuất bằng phương pháp độc hại, vô cùng mất vệ sinh này.

Việc sử dụng các loại đường bẩn, đường nhuộm màu công nghiệp về lâu dài sẽ gây tích tụ các chất độc trong cơ thể, dễ dẫn đến nhiều tác hại, trong đó có nguy cơ ung thư. Tác hại này hoàn toàn là có thật nhưng dường như nhiều người tiêu dùng vẫn chưa ý thức, góp phần giúp các loại đường trên vẫn còn phổ biến trên thị trường.

Đường bẩn được bày bán tràn lan ngoài thị trường

Hãy là người tiêu dùng thông thái

Nhìn sang các loại gia vị, thực phẩm khác, hầu như đa phần người tiêu dùng lại đều rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ nước tương, nước mắm đến hạt nêm, bột ngọt… rất khó để thuyết phục một bà nội trợ lựa chọn loại sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ám ảnh về chất cấm, hàm lượng vi sinh khiến nhiều người chấp nhận bỏ số tiền cao hơn để mua các sản phẩm có thương hiệu, bao bì nhãn mác đầy đủ. Đã đến lúc đường - một gia vị sử dụng hằng ngày cũng cần được quan tâm như vậy.

Hiện nay, sau hơn gần 20 năm Việt Nam đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp mía đường, nguồn sản phẩm đường sạch sản xuất bởi các thương hiệu lớn đã rất dồi dào, được phân phối rộng khắp, bày bán song song với các loại đường “dây thun” với mức giá không quá chênh lệch. Thay vì mua túi đường trắng, đường vàng không nhãn mác rẻ hơn 1.000 - 2.000 đồng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe bản thân và gia đình, bà nội trợ hoàn toàn có thể lựa chọn túi đường có thương hiệu, được bảo đảm chất lượng cũng như cung cấp đầy đủ thông tin về cơ sở sản xuất, thương nhân chịu trách nhiệm. Đây là một trong những thói quen cần phải có của một người tiêu dùng thông thái, phù hợp với xu hướng hiện đại. Và khi thói quen này phổ biến, nhu cầu sử dụng đường trôi nổi không còn thì tự nhiên các loại đường độc hại, mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng sẽ biến mất.
T.H

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt